Lương 5 triệu đóng bảo hiểm bao nhiêu? 2023

Căn cứ quy định tại các Điều 85, 86 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, Điều 4 Nghị định 58/2020/NĐ-CP và Quyết định 595/QĐ-BHXH, mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động.

Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia. Đối với người lao động, bảo hiểm xã hội là một chính sách an sinh vô cùng hữu ích. Khi người lao động bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, thì bảo hiểm xã hội chính là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của họ. Nhờ tiền bảo hiểm xã hội mà cuộc sống của người lao động cũng được đảm bảo phần nào.

Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội 

Căn cứ Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH, tiền lương đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được quy định như sau:

Từ ngày 01/01/ 2016 đến ngày 31/12/2017, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là (i) mức lương theo công việc hoặc theo chức danh hoặc mức lương theo thời gian đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán; (ii) các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ. Cụ thể đó là các loại phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự.

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 đến ngày 31 tháng 12 năm 2020, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là (i) mức lương theo công việc hoặc theo chức danh hoặc mức lương theo thời gian đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán, (ii) phụ cấp lương (chỉ bao gồm các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ); và (iii) các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là (i) mức lương theo công việc hoặc theo chức danh hoặc mức lương theo thời gian đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán; (ii) các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ; và (iii) các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.

Tuy nhiên, không phải mọi khoản lương mà người lao động nhận được mỗi tháng đều phải đóng bảo hiểm xã hội. Theo đó, các khoản tiền lương không phải đóng bảo hiểm xã hội bao gồm: (i) Tiền thưởng; (ii) tiền thưởng sáng kiến; (iii) tiền ăn giữa ca; (iv) các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; (v) hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; và (vi) các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động.

Ngoài ra, cũng không phải toàn bộ tiền lương theo các khoản mục trên đây sẽ được dùng làm căn cứ để tính tiền lương đóng bảo hiểm xã hội. Bởi lẽ pháp luật có giới hạn về “mức sàn” tiền lương tháng đóng bảo hiểm. Theo đó, “mức sàn” là mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định tại từng thời điểm. Đối với người lao động đã qua học nghề thì tiền lương đóng bảo hiểm bắt buộc sẽ cao hơn ít nhất bảy phần trăm so với mức lương tối thiểu vùng. Nếu làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì cộng thêm năm phần trăm hoặc bảy phần trăm. “Mức trần” cho khoản tiền làm căn cứ đóng bảo hiểm phụ thuộc vào từng loại bảo hiểm, cụ thể như sau:

– Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Không được cao hơn hai mươi lần mức lương cơ sở do Chính phủ ban hành tại từng thời điểm. Tính đến thời điểm hiện tại (tháng 11/2021), mức lương cơ sở do Chính phủ quy định là 1.490.000 đồng.

– Bảo hiểm thất nghiệp: Không được cao hơn hai mươi lần mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ ban hành tại từng thời điểm.

Mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm xã hội

Căn cứ quy định tại các Điều 85, 86 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, Điều 4 Nghị định 58/2020/NĐ-CP và Quyết định 595/QĐ-BHXH, mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. 

Mức đóng bảo hiểm xã hội sẽ được chia vào các quỹ hưu trí, tử tuất; quỹ ốm đau, thai sản; quỹ tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp; bảo hiểm thất nghiệp; bảo hiểm y tế. Theo đó, mức đóng bảo hiểm xã hội năm 2021 cụ thể như sau:

Người sử dụng lao động Người lao động
BHXH BHTN BHYT BHXH BHTN BHYT
HT ÔĐ-TS TNLĐ-BNN HT ÔĐ – TS TNLĐ-BNN
14% 3% 0.5% 1% 3% 8% 1% 1.5%
21.5% 10.5%
Tổng cộng 32%

Trách nhiệm nộp tiền bảo hiểm xã hội sẽ do người sử dụng lao động thực hiện. Theo đó, người sử dụng lao động có thể đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động bằng một trong các phương thức sau:

Thứ nhất: Đóng hằng tháng

Hằng tháng, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, doanh nghiệp trích tiền đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trên quỹ tiền lương tháng của những người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, đồng thời trích từ tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của từng người lao động theo mức quy định, chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan bảo hiểm xã hội mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.

Thứ hai: Đóng 03 tháng hoặc 06 tháng một lần

Nếu đơn vị đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán, thì đóng theo phương thức hằng tháng hoặc 03 tháng, 06 tháng một lần. Chậm nhất đến ngày cuối cùng của phương thức đóng, đơn vị phải chuyển đủ tiền vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Lương 5 triệu đóng bảo hiểm bao nhiêu?

Một người lao động làm việc tại doanh nghiệp với mức lương là 5 triệu đồng/tháng (Năm triệu Việt Nam đồng/tháng). Vậy tổng số tiền bảo hiểm xã hội mà người sử dụng lao động và người lao động phải đóng vào Qũy bảo hiểm xã hội trong trường hợp này là bao nhiêu? 

Căn cứ vào mức đóng bảo hiểm xã hội như đã phân tích ở trên, thì mức đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động có mức lương 5 triệu đồng/tháng là 1.600.000 đồng. Trong đó, người sử dụng lao động đóng 1.075.000 đồng. Còn người lao động đóng 525.000 đồng.

Trên đây là nội dung bài viết Lương 5 triệu đóng bảo hiểm bao nhiêu? mà chúng tôi gửi đến bạn đọc. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề trên, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com