Thẩm định trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư là việc kiểm tra, đánh giá kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư, hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và kết quả mời quan tâm, kết quả sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư để làm cơ sở xem xét, quyết định phê duyệt theo quy định.
Kể từ ngày 27/11/2015 ban hành thông tư 19/2015/TT-BKHĐT quy định chi tiết lập báo cáo thẩm định trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu quy định việc lập báo cáo thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu, kết quả đánh giá hồ sơ,… có ý nghĩa hết sức quan trọng giúp ích rất lớn cho các chủ thể liên quan.
Báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu là gì?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 40 Điều 5 Luật Đấu thầu 2013 thì: “ Thẩm định trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư là việc kiểm tra, đánh giá kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư, hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và kết quả mời quan tâm, kết quả sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư để làm cơ sở xem xét, quyết định phê duyệt theo quy định của Luật này”. Như vậy có thể thấy Báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu là một trong những bước quan trọng và cần thiết của quá trình thẩm định hồ sơ.
Nội dung báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu?
Theo Điểm c Khoản 2 Điều 75 Nghị định 25/2020/NĐ-CP (có hiệu lực ngày 20/04/2020), báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu bao gồm một số nội dung nhất định như sau:
– Khái quát nội dung của dự án, cơ sở pháp lý để lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
– Nhận xét và ý kiến của đơn vị thẩm định về cơ sở pháp lý, việc tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan; ý kiến thống nhất hoặc không thống nhất về nội dung dự thảo hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
– Đề xuất và kiến nghị của đơn vị thẩm định về việc phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; về biện pháp xử lý đối với trường hợp phát hiện hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu không tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan; về biện pháp giải quyết đối với những trường hợp chưa đủ cơ sở phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
– Các ý kiến khác (nếu có).
Cụ thể Mẫu báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu ra sao mời bạn đọc theo dõi ở phần tiếp theo của bài viết.
Mẫu báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu
Cụ thể theo thông tư 19 về lập báo cáo thẩm định trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu có hiệu lực từ ngày 15/01/2016 thì Mẫu báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầuđược đưa ra như sau:
MẪU SỐ 02
MẪU BÁO CÁO THẨM ĐỊNH HỒ SƠ MỜI THẦU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2015/TT-BKHĐT ngày 27 tháng 11 năm 2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
[TÊN TỔ CHỨC THẨM ĐỊNH] ——- |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— |
Số: __________(nếu có) | _________, ngày ___ tháng ___ năm ___ |
BÁO CÁO THẨM ĐỊNH HỒ SƠ MỜI THẦU
Gói thầu______ [Ghi tên gói thầu]
thuộc______ [Ghi tên dự án]
Kính gửi: ______ [Ghi tên chủ đầu tư]
– Căn cứ1 ______ [Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Quốc hội];
– Căn cứ1 ______ [Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu];
– Căn cứ______ [Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của tổ chức thẩm định, văn bản giao nhiệm vụ thẩm định hoặc hợp đồng thuê tư vấn thẩm định];
– Căn cứ______ [Các văn bản có liên quan khác];
– Trên cơ sở tờ trình của ______ [Ghi tên bên mời thầu] về việc phê duyệt hồ sơ mời thầu, dự thảo hồ sơ mời thầu và các tài liệu liên quan được cung cấp, ______[Ghi tên tổ chức thẩm định] đã tiến hành thẩm định hồ sơ mời thầu gói thầu ______ [Ghi tên gói thầu] thuộc ______ [Ghi tên dự án] từ ngày ______ [Ghi ngày nhận được đầy đủ hồ sơ trình] đến ngày ______ [Ghi ngày có báo cáo thẩm định].
Kết quả thẩm định hồ sơ mời thầu gói thầu nêu trên được tổng hợp theo các nội dung sau:
I. THÔNG TIN CƠ BẢN
1. Khái quát về dự án, gói thầu
Khái quát nội dung chính của dự án và gói thầu, cơ sở pháp lý để lập hồ sơ mời thầu.
2. Tổ chức thẩm định
Phần này nêu rõ cách thức làm việc (theo nhóm hoặc cá nhân) của tổ chức thẩm định trong quá trình thẩm định, cách xử lý khi có một hoặc một số thành viên có ý kiến thẩm định khác biệt với đa số thành viên còn lại.
Đính kèm vào báo cáo thẩm định: Bản chụp chứng chỉ đào tạo về đấu thầu, chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu2 của các thành viên trong tổ thẩm định theo quy định của pháp luật đấu thầu.
II. TỔNG HỢP CÁC NỘI DUNG THẨM ĐỊNH
1. Căn cứ pháp lý
a) Tổng hợp kết quả thẩm định về căn cứ pháp lý:
Kết quả kiểm tra về căn cứ pháp lý của việc lập hồ sơ mời thầu được tổng hợp theo Bảng số 01 dưới đây:
Bảng số 01
STT | Nội dung kiểm tra | Kết quả kiểm tra | |
Có | Không có | ||
[1] | [2] | [3] | |
1 | – Quyết định phê duyệt dự án hoặc Quyết định của người đứng đầu chủ đầu tư hoặc người đứng đầu đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án (trong trường hợp chưa xác định được chủ đầu tư đối với gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án)
– Quyết định phê duyệt dự án điều chỉnh (nếu có) |
||
2 | – Quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu
– Quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu điều chỉnh (nếu có) |
||
3 | Hiệp định, hợp đồng vay vốn (nếu có) | ||
4 | – Tài liệu về thiết kế kèm theo dự toán được duyệt đối với gói thầu xây lắp hoặc yêu cầu về đặc tính, thông số kỹ thuật của hàng hóa (nếu có) đối với gói thầu mua sắm hàng hóa hoặc điều khoản tham chiếu đối với gói thầu tư vấn
– Các văn bản về việc điều chỉnh các tài liệu nêu trên (nếu có) |
||
5 | Các văn bản pháp lý có liên quan khác (nếu có) ______ [Ghi rõ các văn bản pháp lý có liên quan khác, trong đó có thể là Biên bản trao đổi giữa bên mời thầu với các nhà thầu tham dự thầu trong giai đoạn một khi thẩm định hồ sơ mời thầu giai đoạn hai đối với gói thầu áp dụng phương thức hai giai đoạn,…] |
Ghi chú:
– Cột [2] đánh dấu “X” vào các ô tương ứng đối với từng văn bản nêu tại cột [1] mà tổ chức thẩm định nhận được.
– Cột [3] đánh dấu “X” vào các ô tương ứng đối với từng văn bản nêu tại cột [1] mà tổ chức thẩm định không nhận được (sau khi đã yêu cầu bổ sung tài liệu).
b) Ý kiến thẩm định về cơ sở pháp lý:
Căn cứ các tài liệu được cung cấp, kết quả thẩm định được tổng hợp tại Bảng số 01, tổ chức thẩm định đưa ra ý kiến nhận xét về cơ sở pháp lý của việc lập hồ sơ mời thầu và những lưu ý cần thiết (nếu có).
2. Nội dung của hồ sơ mời thầu
a) Tổng hợp kết quả thẩm định về nội dung hồ sơ mời thầu:
Kết quả thẩm định về nội dung hồ sơ mời thầu được tổng hợp tại3:
– Bảng số 02A (áp dụng đối với thẩm định: (1) hồ sơ mời thầu gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ và hai túi hồ sơ; (2) hồ sơ mời thầu giai đoạn hai gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp áp dụng phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ; (3) hồ sơ mời thầu giai đoạn một gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp áp dụng phương thức hai giai đoạn hai túi hồ sơ);
– Bảng số 02B (áp dụng đối với thẩm định hồ sơ mời thầu gói thầu tư vấn);
– Bảng số 02C (áp dụng đối với thẩm định hồ sơ mời thầu giai đoạn một gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp áp dụng phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ);
– Bảng số 02D (áp dụng đối với thẩm định hồ sơ mời thầu giai đoạn hai gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp áp dụng phương thức hai giai đoạn hai túi hồ sơ).
Bảng số 02A
Nội dung kiểm tra | Kết quả thẩm định | |
Tuân thủ, phù hợp | Không tuân thủ hoặc không phù hợp | |
[1] | [2] | [3] |
Phần 1. Thủ tục đấu thầu
– Chỉ dẫn nhà thầu – Bảng dữ liệu đấu thầu – Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu – Biểu mẫu dự thầu |
||
Phần 2.
Yêu cầu về xây lắp(đối với gói thầu xây lắp) Yêu cầu về cung cấp(đối với gói thầu dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa) Yêu cầu về gói thầu(đối với gói thầu hỗn hợp) |
||
Phần 3. Điều kiện hợp đồng và biểu mẫu hợp đồng
– Điều kiện chung của hợp đồng – Điều kiện cụ thể của hợp đồng – Biểu mẫu hợp đồng |
Bảng số 02B
Nội dung kiểm tra | Kết quả thẩm định | |
Tuân thủ, phù hợp | Không tuân thủ hoặc không phù hợp | |
[1] | [2] | [3] |
Phần thứ nhất. Chỉ dẫn đối với nhà thầu
– Yêu cầu về thủ tục đấu thầu – Bảng dữ liệu đấu thầu – Tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu và tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu – Biểu mẫu dự thầu |
||
Phần thứ hai. Mẫu đề xuất về kỹ thuật | ||
Phần thứ ba. Mẫu đề xuất về tài chính | ||
Phần thứ tư. Điều khoản tham chiếu | ||
Phần thứ năm. Yêu cầu về hợp đồng
– Điều kiện chung của hợp đồng – Điều kiện cụ thể của hợp đồng – Mẫu hợp đồng |
Bảng số 02C
Nội dung kiểm tra | Kết quả thẩm định | |
Tuân thủ, phù hợp | Không tuân thủ hoặc không phù hợp | |
[1] | [2] | [3] |
Thông tin tóm tắt về dự án, gói thầu | ||
Chỉ dẫn việc chuẩn bị và nộp hồ sơ dự thầu giai đoạn một | ||
Ý tưởng yêu cầu về phương án kỹ thuật của gói thầu; yêu cầu về phương án tài chính, thương mại |
Bảng số 02D
Nội dung kiểm tra | Kết quả thẩm định | |
Tuân thủ, phù hợp | Không tuân thủ hoặc không phù hợp | |
[1] | [2] | [3] |
Các nội dung hiệu chỉnh, bổ sung so với hồ sơ mời thầu giai đoạn một |
Ghi chú:
Cách điền tại Bảng số 02A, 02B, 02C, 02D:
– Cột [2]: đánh dấu “X” vào các ô tương ứng đối với từng nội dung nêu tại cột [1] nếu kết quả kiểm tra về nội dung đó là tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu, pháp luật liên quan; phù hợp với dự án, kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã được phê duyệt, tính chất và yêu cầu của gói thầu.
– Cột [3]: đánh dấu “X” vào các ô tương ứng đối với từng nội dung nêu tại cột [1] nếu kết quả kiểm tra về nội dung đó là không tuân thủ quy định về pháp luật đấu thầu, pháp luật có liên quan hoặc không phù hợp với dự án, kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã được phê duyệt, tính chất và yêu cầu gói thầu. Tại điểm b Khoản này, nêu rõ Mục, Điều, Khoản, Điểm không tuân thủ hoặc không phù hợp theo quy định của pháp luật.
b) Ý kiến thẩm định về nội dung hồ sơ mời thầu:
Căn cứ tài liệu được cung cấp, kết quả thẩm định được tổng hợp tại Bảng số 02A, hoặc Bảng số 02B, hoặc Bảng số 02C, hoặc Bảng số 02D, tổ chức thẩm định đưa ra những ý kiến thẩm định về nội dung hồ sơ mời thầu căn cứ vào quy định của pháp luật về đấu thầu, pháp luật liên quan, dự án, kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã được phê duyệt, tính chất, yêu cầu của gói thầu và những lưu ý cần thiết khác (nếu có). Trường hợp trong hồ sơ mời thầu đưa ra các quy định theo pháp luật liên quan khác, tổ chức thẩm định cần nhận xét về việc đưa ra các quy định theo pháp luật liên quan đó có là điều kiện làm hạn chế sự tham gia của các nhà thầu hay không. Nếu gây ra hạn chế sự tham gia của nhà thầu thì tổ chức thẩm định đưa ra đề xuất và kiến nghị theo quy định tại điểm b khoản 2 Mục III.
Đối với nội dung quy định tại tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu, tổ chức thẩm định cần nhận xét về sự phù hợp của các tiêu chí đánh giá so với nội dung của gói thầu trên các cơ sở:
– Tài liệu và thông tin nghiên cứu, khảo sát thị trường về khả năng cung cấp hàng hóa, dịch vụ liên quan đến gói thầu do tổ chức lập hồ sơ mời thầu hoặc bên mời thầu thực hiện.
– Tính khoa học, logic của các tiêu chí đánh giá hồ sơ dự thầu và phải đảm bảo khách quan, công bằng, minh bạch.
Đối với những nội dung hồ sơ mời thầu được đánh giá là không tuân thủ hoặc không phù hợp hoặc có nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện thì tổ chức thẩm định thuyết minh tại phần này lý do và cách thức cần thực hiện tiếp theo để đảm bảo tuân thủ pháp luật về đấu thầu và đảm bảo mục tiêu của đấu thầu là: cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. Nêu rõ Mục, Điều, Khoản, Điểm không tuân thủ hoặc không phù hợp.
3. Ý kiến khác biệt, bảo lưu của các cá nhân tham gia lập hồ sơ mời thầu (nếu có)
a) Tổng hợp các ý kiến khác biệt, bảo lưu của các cá nhân tham gia lập hồ sơ mời thầu (nếu có):
Phần này nêu các ý kiến khác biệt, bảo lưu của các cá nhân tham gia lập hồ sơ mời thầu (nếu có).
b) Nội dung thẩm định về các ý kiến khác biệt, bảo lưu của các cá nhân tham gia lập hồ sơ mời thầu (nếu có):
Phần này đưa ra nhận xét của tổ chức thẩm định về các ý kiến khác biệt, bảo lưu nêu trên và những lưu ý cần thiết.
III. NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ
1. Nhận xét về nội dung hồ sơ mời thầu
Trên cơ sở các nhận xét về hồ sơ mời thầu theo từng nội dung nêu trên, tổ chức thẩm định nhận xét chung về dự thảo hồ sơ mời thầu. Trong phần này cần đưa ra ý kiến thống nhất hay không thống nhất đối với nội dung của hồ sơ mời thầu. Trường hợp không thống nhất phải đưa ra lý do cụ thể.
Phần này nêu rõ ý kiến bảo lưu của thành viên thẩm định trong quá trình thẩm định dự thảo hồ sơ mời thầu (nếu có).
2. Kiến nghị
a) Trường hợp dự thảo hồ sơ mời thầu phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu, pháp luật liên quan và đáp ứng yêu cầu thì tổ chức thẩm định kiến nghị chủ đầu tư theo nội dung dưới đây:
Trên cơ sở tờ trình của ______[Ghi tên bên mời thầu] về việc phê duyệt hồ sơ mời thầu, dự thảo hồ sơ mời thầu và nội dung tại báo cáo thẩm định này, ______ [Ghi tên tổ chức thẩm định] kiến nghị ______ [Ghi tên chủ đầu tư] phê duyệt hồ sơ mời thầu gói thầu ______ [Ghi tên gói thầu] thuộc ______ [Ghi tên dự án].
b) Trường hợp tổ chức thẩm định không đồng ý với nội dung của hồ sơ mời thầu thì đưa ra đề xuất và kiến nghị về biện pháp xử lý tiếp theo đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan nhằm đẩy nhanh quá trình triển khai thực hiện gói thầu, dự án để chủ đầu tư xem xét, quyết định.
Báo cáo thẩm định này được lập bởi: ______ [Ghi đầy đủ họ và tên, chữ ký của từng thành viên tổ thẩm định].
Nơi nhận:
|
[ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA
|
____________
1 Cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật theo quy định hiện hành.
2 Chỉ áp dụng nội dung này khi Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản hướng dẫn về chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu.
3 Trong trường hợp đặc biệt thì tổ chức thẩm định có thể căn cứ nội dung của hồ sơ mời thầu để lập Bảng tổng hợp.
PHỤ LỤC
DANH MỤC TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP ĐỂ THỰC HIỆN VIỆC THẨM ĐỊNH HỒ SƠ MỜI THẦU
Liệt kê danh mục các tài liệu tổ chức thẩm định nhận được (sau khi đã yêu cầu bổ sung tài liệu) để thực hiện việc thẩm định hồ sơ mời thầu.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về vấn đề Mẫu báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu đến bạn đọc. Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về vấn đề này nếu có bất cứ thắc mắc nào, Quý khách hàng đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được đội ngũ chuyên viên tư vấn của chúng tôi hỗ trợ tốt nhất.