Mẫu đơn xin thẩm duyệt PCCC 2023

Xin thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy là việc doanh nghiệp, nhà máy, gửi cho các cơ quan quản lý về PCCC của dự án/ công trình/ phương tiện để thẩm định và xét duyệt các thiết kế phòng cháy chữa cháy mà công ty đã thiết kế đối với công trình/ dự án của mình.

Thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy (PCCC) là một công đoạn trong quá trình xin phép, thiết kế, thi công, hoàn thành công trình có PCCC. Việc thẩm duyệt PCCC cần phải đầy đủ hồ sơ, giấy tờ cần thiết theo quy định của pháp luật thì mới được thông qua. Trong đó, đơn xin thẩm duyệt PCCC là một thành phần quan trong trong bộ hồ sơ. Do vậy, để có thể tham khảo Mẫu đơn xin thẩm duyệt PCCC mới nhất 2021, chúng tôi xin cung cấp tới quý độc giả những thông tin trong bài viết dưới đây.

Đơn xin thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy là gì?

Xin thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy là việc doanh nghiệp, nhà máy, gửi cho các cơ quan quản lý về PCCC của dự án/ công trình/ phương tiện để thẩm định và xét duyệt các thiết kế phòng cháy chữa cháy mà công ty đã thiết kế đối với công trình/ dự án của mình. Mẫu đơn xin thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy (mẫu đơn xin thẩm duyệt PCCC) được ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Phòng cháy và chữa cháy.

Danh mục hồ sơ xin thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy

Thứ nhất: Thành phần hồ sơ xin thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy cơ bản bao gồm:

– Văn bản đề nghị thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư, trường hợp chủ đầu tư ủy quyền cho một đơn vị khác thực hiện thì phải có văn bản ủy quyền kèm theo;

– Bản sao Giấy phép đầu tư và chứng chỉ quy hoạch hay thỏa thuận về địa điểm của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Đối với công trình mà ở giai đoạn lập dự án đã được thẩm duyệt về PCCC đối với dự án thì không phải nộp bản sao Giấy phép đầu tư và chứng chỉ quy hoạch, thay vào đó là bản sao văn bản trả lời kết quả thẩm duyệt về PCCC đối với dự án công trình;

– Các bản vẽ và bản thuyết minh thể hiện những nội dung sau:

+ Địa điểm xây dựng công trình bảo đảm khoảng cách an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với các công trình xung quanh;

+ Bậc chịu lửa hay mức độ chịu lửa của công trình phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động của công trình; có giải pháp bảo đảm ngăn cháy và chống cháy lan giữa các hạng mục của công trình và giữa công trình này với công trình khác;

+ Công nghệ sản xuất, hệ thống điện, chống sét, chống nổ của công trình và bố trí các hệ thống, máy móc, thiết bị vật tư bảo đảm các yêu cầu an toàn về phòng cháy và chữa cháy;

+ Hệ thống thoát nạn gồm cửa, lối đi, hành lang, cầu thang chung, cửa, lối đi cầu thang dành riêng cho thoát nạn, thiết bị chiếu sáng và chỉ dẫn lối thoát, thiết bị thông gió và hút khói, thiết bị cứu người, thiết bị báo tín hiệu bảo đảm cho việc thoát nạn nhanh chóng, an toàn khi xảy ra cháy;

+ Hệ thống giao thông, bãi đỗ phục vụ cho phương tiện chữa cháy cơ giới hoạt động bảo đảm kích thước và tải trọng; hệ thống cấp nước chữa cháy bảo đảm yêu cầu phục vụ chữa cháy;

+ Hệ thống báo cháy, hệ thống chữa cháy và phương tiện chữa cháy khác bảo đảm số lượng, vị trí lắp đặt và các thông số kỹ thuật phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của công trình;

+ Dự toán kinh phí cho các hạng mục PCCC.

Thứ hai: Số lượng hồ sơ: 03 bộ, nếu hồ sơ thể hiện bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch ra tiếng Việt kèm theo và hồ sơ phải có dấu xác nhận của chủ đầu tư.

Thứ ba: Thời gian thẩm duyệt: Không quá 30 ngày làm việc đối với thiết kế kỹ thuật công trình nhóm A; không quá 20 ngày làm việc đối với công trình thuộc nhóm B, C kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Quy trình thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy

Quy trình thẩm duyệt PCCC cơ bản qua những bước sau:

Bước 1: Thiết kế bản vẽ về phòng cháy chữa cháy

Bước 2: Làm thủ tục thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy

Bước 3: Thi công lắp đặt các trang thiết bị về PCCC theo bản thiết kế đã được thẩm duyệt (Bao gồm Hệ thống báo cháy, Hệ thống chữa cháy, Hệ thống chống sét, Hệ thống tăng áp hút khói, kiến trúc cầu thang thoát hiểm, hạng mục đặc biệt( kho gas, máy biến áp, máy phát điện) …)

Bước 4: Làm hồ sơ nghiệm thu phòng cháy chữa cháy cho công trình.

Mẫu đơn xin thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy

Quý vị vui lòng tham khảo mẫu đơn xin thẩm duyệt PCCC dưới đây:

Mẫu số PC06

…..(1)…..
——–
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————–
Số: ………………….. …………….., ngày ……. tháng….. năm …….

ĐỀ NGHỊ

THẨM DUYỆT THIẾT KẾ VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

Kính gửi: ……………………..(2)……………………….

……..(1)…….. đề nghị Quý cơ quan ……..(3)…….. của dự án/công trình/phương tiện ……..(4)…….. với các nội dung chính sau:

I. THÔNG TIN CHUNG DỰ ÁN/CÔNG TRÌNH/PHƯƠNG TIỆN

1. Tên dự án/công trình/phương tiện: ……………………………………………………….

2. Tên chủ đầu tư/chủ phương tiện: ……………………………; thông tin liên hệ (địa chỉ, điện thoại): …………………………………………………………………………………………………………..

3. Người đại diện theo pháp luật: ………………………………………………………………

4. Đại diện chủ đầu tư (nếu có): ………………………………………………………………..

5. Địa điểm xây dựng/chế tạo/hoán cải: ……………………………………………………..

6. Tổng mức đầu tư: ………………………………………………………………………………..

7. Đơn vị tư vấn thiết kế: ………………………………………………………………………….

8. Quy mô dự án/công trình (chiều cao, số tầng, công năng,…); quy mô, tính chất phương tiện (kích thước, dung tích, trọng tải, số người, vùng hoạt động,…): …………………….

9. Các thông tin khác (nếu có): ………………………..(5)……………………………………

II. DANH MỤC HỒ SƠ GỬI KÈM

1. Hồ sơ, tài liệu quy định tại khoản 4 Điều 13 Nghị định số …../2020/NĐ-CP (6).

2. Văn bản ủy quyền nộp hồ sơ thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư/chủ phương tiện (trong trường hợp chủ đầu tư/chủ phương tiện ủy quyền cho đơn vị khác).

3. Các văn bản khác có liên quan đã được cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp trước đây.

……………….(1)………………. đề nghị Quý cơ quan ……………….(3)……………………/.

ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC/CÁ NHÂN
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu nếu có)

 

Ghi chú:

(1) Tên đơn vị/cá nhân đề nghị thẩm duyệt;

(2) Tên cơ quan có thẩm quyền thẩm duyệt;

(3) Ghi một trong các nội dung sau: Góp ý về phòng cháy và chữa cháy đồ án quy hoạch; chấp thuận địa điểm xây dựng; góp ý về phòng cháy và chữa cháy đối với hồ sơ thiết kế cơ sở; thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đối với hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công; thẩm duyệt thiết kế điều chỉnh về phòng cháy và chữa cháy;

(4) Tên dự án, công trình hoặc phương tiện giao thông cơ giới;

(5) Nội dung thiết kế điều chỉnh; nội dung thiết kế cải tạo, thay đổi tính chất sử dụng của dự án/công trình; nội dung thiết kế hoán cải phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy;

(6) Liệt kê thành phần hồ sơ, tài liệu.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com