Mẫu giấy ra viện mới nhất 2023 2023

Giấy ra viện là một văn bản được các bệnh viện dung để xác nhận tình trạng bệnh nhân đã được điều trị xong và có đủ điều kiện để xuất viện, giấy ra viện được Giám đốc hoặc các trưởng khoa điều trị xác nhận cho bệnh nhân.

Giấy ra viện là một hồ sơ quan trọng của các bệnh viện để xác định tình trạng của một bệnh nhân có đã đủ điều kiện xuất viện hoặc có vai trò quan trọng trong việc tham gia Bảo hiểm xã hội để hưởng các chế độ ốm đau.

Vậy trong bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ đến bạn những nội dung kiến thức liên quan đến giấy ra viện và cung cấp cho bạn đọc mẫu giấy ra viện đang được sử dụng tại các bệnh viện hiện nay.

Giấy ra viện là gì?

Giấy ra viện là một văn bản được các bệnh viện dung để xác nhận tình trạng bệnh nhân đã được điều trị xong và có đủ điều kiện để xuất viện, giấy ra viện được Giám đốc hoặc các trưởng khoa điều trị xác nhận cho bệnh nhân.

Giấy ra viện dung để làm gì?

Giấy ra viện có vai trò quan trọng nhất trong việc xác nhận tình trạng bệnh nhân đã được khỏi bênh và có thể ra viện.

Ngoài ra, giấy ra viện còn là một hồ sơ quan trọng để làm căn cứ các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế liên quan đến ốm đau, sử dụng trong trường hợp người lao động điều trị nội trú.

Khi đó, bệnh viện sẽ căn cứ vào các thông tin có trong giấy ra viện để xác định tình trạng bệnh nhân để xác định mức bảo hiểm xã hội mà bệnh nhân đó được hưởng.

Mẫu giấy ra viện

Luật LVN Group vừa giúp bạn đọc hiểu được khái niệm về giấy ra viện và vai trò của giấy ra viện.

Tiếp theo, Luật LVN Group xin cung cấp cho bạn đọc Mẫu giấy ra viện đang được sử dụng tại các bệnh viện như sau:

……………..

BV:………….

Khoa:……….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————

MS: 01/BV-01

Số lưu trữ:……………….

Mã Y tế …/…/…/….

GIẤY RA VIỆN

– Họ tên người bệnh:

– Tuổi: ……….Nam/Nữ…….

– Dân tộc: …………………………………Nghề nghiệp:………………………

– Mã số BHXH/Thẻ BHYT số:………………………………………………

– Địa chỉ:………………………………………………………………………

– Vào viện lúc:………….giờ………phút, ngày……tháng……năm

– Vào viện lúc:………….giờ………phút, ngày……tháng……năm

– Chẩn đoán:………………………………………………………………………

– Phương pháp điều trị:……………………………………………………………

– Ghi chú:………………………………………………………………………

Ngày… tháng… năm…….

Thủ trưởng đơn vị

Ký tên, đóng dấu)

Ngày… tháng… năm…

Trưởng khoa

Họ tên……………………………….

Hướng dẫn ghi mẫu giấy ra viện

– Thông tin cá nhân: Tại phần này, cần ghi đầy đủ những thông tin liên tại các mục:

+ Họ tên người bệnh;

+ Tuổi;

+ Giới tính;

+ Dân tộc;

+ Dân tộc;

+ Nghề nghiệp;

+ Mã số BHXH/Thẻ BHYT số (nếu có)

Ghi số sổ BHXH hoặc mã số BHXH (áp dụng khi cơ quan BHXH chính thức thông báo về việc sử dụng mã số BHXH thay thế cho số sổ BHXH)

– Thời gian vào viện, ra viện

+ Ghi đầy đủ và chính xác thời gian vào viện và thời gian ra viện của bệnh nhận

+ Thời gian ra vào viện là căn cứ tính thời gian hưởng chế độ ốm đau

– Phần chẩn đoán

+ Đối với các bênh thông thường như Ho, sốt, viêm họng…: Mô tả chỉ tiết về tình trạng sức khỏe của bênh nhân và ghi tên bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y Tế;

+ Đối với bệnh phải điều trị dài ngày: Ghi mã bệnh và tên bệnh theo Thông tư số 46/2016/TT-BYT ban hành ngày 30/12/2016 của Bộ Y tế ban hành danh mục bệnh dài ngày;

– Phần phương pháp điều trị:

+ Ghi theo hướng dẫn của Bộ Y Tế;

– Phần ghi chú: Đây là phần mà bác sĩ sẽ ghi những lưu ý ngoài những mục trên để bệnh nhân thực hiện theo.

Ví dụ như Ghi chú bệnh nhân cần nghỉ ngời, theo dõi ngoài trú sau khi đã hết thời gian điều trị nội trú tại bệnh viện. Việc quyết định số ngày theo điều trị ngoại trú phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bênh nhân tại thời điểm được ra viện.

– Phần ngày, tháng, năm, chữ kỹ: Phần này dành cho Giám đốc bệnh viện hoặc trường khoa điều trị của bệnh nhân đủ điều kiện ra viện. Ngày, tháng năm ký phải trùng khớp với ngày ra viện của bệnh nhân

Tại phần ký tên của Trưởng khoa, Phó trường Khoa cũng có thẩm quyền được ký thay trưởng khoa và phải ghi chú: “Thay mặt trưởng khoa”

Tại phần “Thủ trường đơn vị”: Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người được người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ủy quyền được ký và đóng dấu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ có 01 người có thẩm quyền khám và ký giấy ra viện thì người đó chỉ cần ký và đóng dấu vào phần người thủ trưởng đơn vị.

Trên đây là toàn bộ chia sẻ của chúng tôi liên quan đến nội dung Mẫu giấy ra viện. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến Mẫu giấy ra viện, bạn đọc vui lòng liên hệ đến Tổng đài 1900.0191 để được chúng tôi tư vấn cụ thể. Xin cảm ơn!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com