Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động khi hợp đồng lao động chấm dứt.
Trong công ty khi người lao động được công ty nhận vào làm thì theo quy định pháp luật phía bên công ty phải báo tăng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Bên cạnh đó khi có một người lao động nghỉ việc, đơn phương chấm dứt hợp đồng hoặc bị sa thải thì công ty sẽ tiến hành báo giảm tên người đó trong danh sách tham gia bảo hiểm xã hội.
Qua nội dung bài viết sau đây, chúng tôi xin làm sáng tỏ vấn đề trên đến bạn đọc.
Đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Theo quy định tại khoản 1 điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
“ a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
c) Cán bộ, công chức, viên chức;
d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn”.
Từ 1/1/2018, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng trở lên thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo Quyết định 595/QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng
Căn cứ theo quy định tại điều 48 Luật Lao động 2019 về trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động các bên thì đối với quyền lợi bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
“ Điều 48. Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động
[…] 3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:
a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;
b) Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả”.
Có thể thấy trách nhiệm báo giảm bảo hiểm thuộc về trách nhiệm của người sử dụng lao động. Vậy khi lao động nghỉ việc ngày 15 thì báo giảm bảo hiểm tháng nào? sẽ được chúng tôi giải đáp ở phần tiếp theo của bài viết.
Nghỉ việc ngày 15 thì báo giảm bảo hiểm tháng nào?
Căn cứ theo quy định tại điều 10 Công văn 1734/BHXH-QLT hướng dẫn thời gian thực hiện chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động như sau:
“ 10. Thời hạn khai báo hồ sơ
10.1. Đơn vị có thể lập hồ sơ phát sinh tăng, giảm, điều chỉnh lao động, tiền lương của tháng vào tất cả các ngày trong tháng qua hệ thống giao dịch điện tử. Tuy nhiên, để thuận lợi cho công tác theo dõi quản lý hồ sơ trường hợp giảm hoặc điều chỉnh đơn vị có thể thực hiện mỗi tháng một lần. Ví dụ: Hồ sơ tháng 8/2017 thì lập hồ sơ phát sinh từ ngày 01/08 đến ngày 31/08/2017.
10.2. Khi có phát sinh tăng lao động đơn vị phải kịp thời khai báo tăng và thẻ BHYT có giá trị từ ngày khai báo hồ sơ qua hệ thống giao dịch điện tử.
10.3. Khi có phát sinh giảm thì đơn vị báo giảm từ ngày 01 tháng sau, tuy nhiên phải đóng giá trị thẻ BHYT của tháng sau. Trường hợp để không đóng bổ sung giá trị thẻ tháng sau thì đơn vị có thể lập hồ sơ báo giảm tháng sau bắt đầu từ ngày 28 tháng trước, nhưng sau khi báo giảm thì không được báo phát sinh tháng trước”.
Như vậy căn cứ theo thời hạn báo giảm bảo hiểm xã hội căn cứ theo quy định tại điều 10 Công văn 1734/BHXH-QLT hướng dẫn thời gian thực hiện chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động thì thời hạn khai báo hồ sơ thì đơn vị có thể lập hồ sơ phát sinh tăng, giảm, điều chỉnh lao động, tiền lương của tháng vào tất cả các ngày trong tháng qua hệ thống giao dịch điện tử.
Thông thường việc báo giảm đơn vị sử dụng lao động phải kịp thời lập danh sách báo giảm gửi cơ quan BHXH qua hệ thống giao dịch điện tử ngay trong tháng (tính đến ngày cuối cùng của tháng đó).
Tuy nhiên, để thuận lợi cho công tác theo dõi quản lý hồ sơ trường hợp giảm hoặc điều chỉnh đơn vị có thể thực hiện mỗi tháng một lần. Khi có phát sinh giảm thì đơn vị báo giảm từ ngày 01 tháng sau, tuy nhiên phải đóng giá trị thẻ gia bảo hiểm y tế của tháng sau. Trường hợp để không đóng bổ sung giá trị thẻ tháng sau thì đơn vị có thể lập hồ sơ báo giảm tháng sau bắt đầu từ ngày 28 tháng trước, nhưng sau khi báo giảm thì không được báo phát sinh tháng trước.
Như vậy với trường hợp lao động Nghỉ việc ngày 15 thì báo giảm bảo hiểm tháng nào phụ thuộc vào người sử dụng lao động lựa chọn sao cho phù hợp. Tuy nhiên khi phát sinh giảm người tham gia bảo hiểm y tế thì doanh nghiệp phải kịp thời lập danh sách giảm gửi cơ quan Bảo hiểm xã hội. Trong trường hợp báo giảm chậm, doanh nghiệp phải đóng số tiền gia bảo hiểm y tế của các tháng báo giảm chậm và thẻ gia bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng hết tháng đó.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về vấn đề nghỉ việc ngày 15 thì báo giảm bảo hiểm tháng nào? đến bạn đọc. Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về vấn đề này nếu có bất cứ thắc mắc nào, Quý khách hàng đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua Tổng đài tư vấn: 1900.0191 để được đội ngũ chuyên viên tư vấn của chúng tôi hỗ trợ tốt nhất.