Sau chiến tranh thế giới thứ 2, trên lãnh thổ của Đế quốc Pháp đã bùng nổ nhiều phong trào đòi độc lập nhưng thất bại mở màn gây hiệu ứng dây chuyền và thiệt hại lớn nhất cho Pháp là cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ba nước Đông Dương.
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược đã lùi xa vào quá khứ nhưng chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống Pháp luôn là bước ngọt trong lịch sử chống quân xâm lược của đất nước ta.
Tóm tắt sơ lược về cuộc kháng chiến chống Pháp
– Cuộc kháng chiến chống Pháp của đất nước ta còn được gọi là Chiến tranh Đông Dương một cuộc xung đột diễn ra tại ba nước Đông Dương: Việt Nam, Campuchia và Lào, giữa một bên là Quân đội Viễn chinh Pháp cùng các lực lượng đồng minh bản xứ bao gồm lực lượng của Việt Nam, Lào và Campuchia thuộc Liên hiệp Pháp, bên kia là lực lượng Việt Nam dân chủ Cộng hòa (Việt Minh); của Lào (Pathet Lào) và Camphuchia (Khmer đỏ).
– Cuộc chiến bắt đầu từ ngày 19/12/1946 khi Hồ Chí Minh ra lệnh Toàn quốc kháng chiến và kết thúc vào ngày 20/07/1954 khi Hiệp định Giơnevo được ký kết. Tuy nhiên, xung đột thật sự đã nổ ra từ ngày 23/09/1945 khi quân Pháp theo chân quân Anh tiến vào miền Nam – Việt Nam để giải giáp quân Nhật.
– Đối với Việt Nam Dân chủ Công hòa, đây là giai đoạn đầu tiên trong “Cuộc kháng chiến 30 năm” của họ với mục tiêu giành độc lập cho Việt Nam (giai đoạn 2 là cuộc chiến với Mỹ). Cuộc chiến diễn ra trên khắp Việt Nam và lan ra cả các nước láng giềng Lào và Campuchia, nhưng chiến sự chính diễn ra chủ yếu tại miền Bắc Việt Nam. Sau 9 năm sa lầy và với thất bại tại Trận Điện Biên Phủ, pháp buộc phải chấp nhận ký kết Hiệp định Giơnevo công nhận nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam.
– Khi bắt đầu cuộc chiến, Pháp cho rằng quy mô cuộc chiến này chỉ lớn hơn một chút so với một cuộc tái chiếm thuộc địa cổ điển, theo đó quân Pháp chiếm giữ các trung tâm dân cư và mở rộng dần theo kiểu “vết dầu loang” mà họ đã thực hiện rất thành công trước đó. Tuy nhiên, trái với dự kiến này, Pháp chiếm ưu thế quân sự trong thời gian đầu lực lượng Việt Nam Dân chủ cộng hòa đã phát triển ngày càng mạnh và kiểm soát được nhiều vùng lãnh thổ ngày càng rộng. Đến cuối cuộc chiến, Pháp đã sa lầy vào một cuộc chiến hao người tốn của mà không tìm ra phương cách nào để chiến thắng, trong khi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã kiểm soát trên 75% lãnh thổ.
– Sau chiến tranh thế giới thứ 2, trên lãnh thổ của Đế quốc Pháp đã bùng nổ nhiều phong trào đòi độc lập nhưng thất bại mở màn gây hiệu ứng dây chuyền và thiệt hại lớn nhất cho Pháp là cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ba nước Đông Dương. Thất bại của Pháp đánh dấu việc chủ nghĩa thực dân kiểu cổ điển của các nước thực dân Châu Âu bị sụp đổ tại hàng loạt các thuộc địa trên Thế giới.
Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp
Thứ nhất: Nguyên nhân thắng lợi
– Nguyên nhân chủ quan:
+ Có hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân trong cả nước, có Mặt trận dân tộc thống nhất được củng cố và mở rộng.
+ Nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối chính trị, quân sự và đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo.
+ Lực lượng vũ trang ba thứ quân sớm được xây dựng và không ngừng lớn mạnh, hậu phương rộng lớn, vững chắc về mọi mặt.
– Nguyên nhân khách quan:
+ Có sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân Pháp và loài người tiến bộ.
+ Tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương.
Thứ hai: Ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp
– Đối với Thế giới:
+ Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên Thế giới.
+ Giáng một đòn mạnh mẽ vào chủ nghĩa thực dân kiểu cũ, vào tham vọng xâm lược và nô dịch của chủ nghĩa đế quốc. Góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chúng.
+ Chứng minh chân lý thời đại “ Trong điều kiện Thế giới ngày nay một dân tộc dù đất không rộng, người không đông, nếu quyết tâm chiến đấu vì độc lập tự do, có đường lối quân sự chính trị đúng đắn, được quốc tế ủng hộ thì hoàn toàn có khả năng đánh bại mọi thế lực đế quốc hung bạo”.
+ Đập tan âm mưu của đế quốc Mỹ muốn thay chân Pháp độc chiếm Đông Dương. Nhằm để ngăn chặn phong trào giải phóng dân tộc và ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội ở khu vực Đông Nam Á.
– Đối với Việt Nam:
+ Buộc Pháp phải thừa nhận độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, chấm dứt ách thống trị của Pháp gần một thế ký, buộc Pháp phải chấm rút quân về nước.
+ Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, thành quả Cách mạng tháng Tám được bảo vệ, tạo điều kiện để miền Bắc đi lên Chủ nghĩa xã hội.
+ Mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc: Độc lập tự do và đi lên Chủ nghĩa xã hội.
Như vậy, Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp đã được chúng tôi trình bày chi tiết trong bài viết hôm nay. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng trình bày sơ lược cuộc kháng chiến chống Pháp.