Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực là tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật về việc chấp hành quy định của pháp luật nước ta của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Khi bạn mắc phải một vấn đề nan giải bạn sẽ thường muốn được tư vấn, tố cáo về một vấn đề đó. Vậy bạn hãy tự hỏi mình rằng có nên tố cáo chưa? Luật hình sự như thế nào? Những ai được thực hiện quyền tố cáo? Để giải đáp hết tất cả các câu hỏi thắc mắc của các bạn, hãy theo dõi Luật LVN Group chúng tôi để được hiểu và được tư vấn.
Tố cáo trong luật pháp là gì?
Trong tố tụng hình sự, tố cáo là trình bày sự việc với bất cứ người có thẩm quyền tiến hành tố tụng và/hoặc người có thẩm quyền tiến hành một số hoạt động tố tụng nào gây ảnh hưởng hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích cơ quan Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, cơ quan, tổ chức. Hành vi vi phạm pháp luật đó lần đầu bị trình lên và ch có dấu hiệu của tội phạm.
Quyền tố cáo khi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý nhà nước
Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực là tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật về việc chấp hành quy định của pháp luật nước ta của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân. Như vậy, theo quy định thì cán bộ, công chức, viên chức thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ đều bị xử lý theo pháp luật.
Dù vẫn đang thực hiện công việc hoặc đã không còn là cán bộ công chức, viên chức nhưng đã có vi vi phạm pháp luật trong thời gian được giao nhiệm vụ. Quy định này nhằm quản lí, không nhân nhượng một ai.
Những hành vi xấu bị nghiêm cấm trong tố tụng và giải quyết tố cáo quy định tại Luật tố cáo quy định gồm:
– Gây khó khăn cho người làm đơn tố cáo
– Không có hướng giải quyết khi có người tố cáo (thiếu trách nhiệm, phân biệt đối xử).
– Lộ danh tính người tố cáo.
– Điều chỉnh lời khai, làm sai lệch hồ sơ vụ án.
– Không giải quyết, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong việc giải quyết tố cáo để thực hiện hành vi trái pháp luật, sách nhiễu, gây khó khăn cho người tố cáo, người bị tố cáo.
– Không có trách nhiệm bảo vệ người tố cáo.
– Can thiệp nhận hối lộ, cản trở việc giải quyết tố cáo.
– Đe dọa, mua chuộc, trả thù, trù dập, xúc phạm đối với người tố cáo.
– Lấy quyền hành để bao che người bị tố cáo.
– Cố ý tố cáo sai sự thật, làm mọi điều khiến vụ án sai lệch.
– Mua chuộc, hối lộ, đe dọa, trả thù, xúc phạm đối với người giải quyết tố cáo.
Để trả lời cho câu hỏi những ai được thực hiện quyền tố cáo? Các bạn hãy theo dõi tiếp xuống phía dưới để hiểu rõ hơn quy định pháp luật nhé.
Những ai được thực hiện quyền tố cáo trong tố tụng hình sự?
Vậy những ai được thực hiện quyền tố cáo? Người có quyền tố cáo là các cá nhân có quyền tố cáo với người có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật. Chủ thể tố cáo bao gồm “Người có quyền tố cáo với cơ quan, người có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật đối với những người có quyền tiến hành tố tụng nào gây ảnh hướng xấu hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của cơ quan Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân”.
Trước đây chỉ có công dân mới có quyền tố cáo nhưng với quy định mới thì kể cả người nước ngoài cũng có quyền tố cáo. Một điểm khác nữa là người tố cáo và người bị tố cáo đều có thể nhận quyết định giải quyết tố cáo. Như vậy, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo phải nắm rõ, ban hành quyết định giải quyết tố cáo.
Mất bao lâu để giải quyết tố cáo trong tố tụng hình sự?
Thời hạn giải quyết tố cáo không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn của người tố cáo. Đối với vụ việc phức tạp, khó giải quyết thì thời hạn giải quyết tố cáo có thể kéo dài nhưng không quá 60 ngày.
Trong trường hợp phải giữ người khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam trong giai đoạn điều tra, truy tố phải được Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, giải quyết trong vòng thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được tố cáo. Trường hợp phải xác minh thêm thì thời hạn không quá 3 ngày kể từ khi nhận đơn kiện.
Những ai được thực hiện quyền tố cáo theo quy định của pháp luật?
Tại Khoản 1 Điều 479 của Bộ luật tố tụng Hình sự 2015 đã cho ra quy định về quyền của người tố cáo như sau:
– Gửi đơn hoặc gặp trực tiếp cơ quan có thẩm quyền để tố tụng.
– Yêu cầu giữ bí mật về hồ sơ riêng tư cá nhân.
– Được nhận quyết định giải quyết tố cáo từ cơ quan có thẩm quyền.
– Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng bảo vệ khi bị đe dọa, gây khó khăn.
Và người tố cáo cũng phải thực hiện đúng nghĩa vũ như sau:
– Trình bày trung thực vụ việc cần tố cáo, cung cấp thông tin chính xác, tài liệu liên quan đến việc tố cáo.
– Nêu rõ thông tin của cá nhân người tố cáo.
– Chịu trách nhiệm trước pháp luật khi bị phát hiện tố cáo sai sự thật.
Trên đây là bài tư vấn Những ai được thực hiện quyền tố cáo? và để trả lời thắc mắc của các bạn mà Luật LVN Group chúng tôi muốn các bạn hiểu hơn, giúp bạn tự giải đáp được nỗi lo lắng của mọi người. Vì vậy hãy thử trải nghiệm, đồng hành cùng Luật LVN Group.
Nếu còn gì thắc mắc và muốn được tư vấn về chủ đề Những ai được thực hiên quyền tố cáo? hãy liên hệ Luật LVN Group qua tổng đài 1900.0191. Chúng tôi sẽ là những anh hùng giúp bạn lấy lại công lý và đảm bảo dịch vụ uy tín của Luật LVN Group.