Quay lén người khác tắm phạm tội gì? 2023

Quay lén là việc một hoặc nhiều người sử dụng một hoặc nhiều thiết bị (điện thoại, camera, máy quay,…) có chức năng ghi hình và lưu giữ lại hình ảnh để quay một hoặc nhiều người khác khi chưa có sự đồng ý của người bị quay.

Thời gian vừa qua xuất hiện nhiều vụ việc liên quan đến chia sẻ hình ảnh, video có tính chất xâm phạm đến đời tư cá nhân của người khác gây xôn xao trong dư luận. Vậy Quay lén người khác tắm phạm tội gì? Trong nội dung bài viết dưới đây sẽ giải đáp về vấn đề này.

Quay lén là gì?

Quay lén là việc một hoặc nhiều người sử dụng một hoặc nhiều thiết bị (điện thoại, camera, máy quay,…) có chức năng ghi hình và lưu giữ lại hình ảnh để quay một hoặc nhiều người khác khi chưa có sự đồng ý của người bị quay.

Hiện nay pháp luật vẫn chưa có định nghĩa cụ thể về hành vi quay lén do đó có thể hiểu như cách giải thích ở trên.

Theo quy định của pháp luật thì hình ảnh cá nhân được cá nhân quản lý và sử dụng trong quyền của họ. Do đó mọi hành vi quay lén đều không được phép và là hành vi vi phạm quyền của cá nhân đối với hình ảnh, quyền riêng tư, bí mật đời tư của họ.

Pháp luật hiện nay cũng đã có những quy định cụ thể để xác lập, bảo vệ quyền hình ảnh của mỗi cá nhân cũng như đưa ra các chế tài xử lý đối với từng mức độ hành vi vi phạm. Vậy Quay lén người khác tắm phạm tội gì?

Quay lén người khác tắm xâm phạm quyền gì?

Theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 38 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:

Điều 38. Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình

1. Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.

2. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Theo quy định như trên thì mọi hành vi nhằm thu thập, lưu trữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được sự đồng ý của người đó.

Vì vậy hành vi quay lén người khác tắm đã xâm phạm đến quyền về đời sống riêng tư và bí mật cá nhân của người khác. Tùy thuộc vào mục đích của hành vi quay lén mà người có hành vi quay lén có thể bị xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự.

Quay lén người khác tắm phạm tội gì?

Theo quy định tại Điểm a khoản 1 Điều 84 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính với trường hợp thu thập thông tin cá nhân khi chưa có sự đồng ý của người khác thì Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Để xem xét trách nhiệm hình sự đối với hành vi quay lén người khác tắm cần căn cứ vào mục đích, tính chất và mức độ của hành vi.

Nếu người có hành vi sử dụng hình ảnh, thông tin đã quay lén người khác tắm với mục đích là làm nhục, xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự, làm giảm uy tín của cá nhân thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 155 Bộ Luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Cụ thể như sau:

Điều 155. Tội làm nhục người khác

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Đối với 02 người trở lên;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Đối với người đang thi hành công vụ;

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

g)Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

b) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Nếu người có hành vi quay lén người khác tắm sau đó tàng trữ, lưu hành, trao đổi, vận chuyển, mua bán nhằm phổ biến hình ảnh, video quay lén với nội dung nhạy cảm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội truyền bá văn hóa phẩm đổi trụy theo quy định tại Điều 326 Bộ Luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Quay lén người khác tắm phạm tội gì? Từ những phân tích trên có thể thấy được rằng nếu có hành vi sử dụng hình ảnh, thông tin đã quay lén người khác tắm với mục đích là làm nhục, xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự, làm giảm uy tín của cá nhân thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác.

Ngoài ra nếu người có hành vi quay lén người khác tắm sau đó tàng trữ, trao đổi, mua bán với nội dung nhạy cảm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy theo quy định tại Điêì 326 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.

Tống tiền bằng video quay lén người khác tắm bị xử lý như thế nào?

Quay lén người khác tắm phạm tội gì? đã được giải đáp ở nội dung trên, vậy hành vi tống tiền bằng video quay lén người khác tắm bị xử lý như thế nào?

Hành vi quay lén người khác tắm để tống tiền là hành vi nhằm cưỡng đoạt tài sản của người khác một cách bất hợp pháp. Cưỡng đoạt tài sản được hiểu là hành vi của một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác để nhằm chiếm đoạt tài sản.

Tống tiền bằng video quay lén người khác tắm có thể bị truy cứu trách nhiệm về Tội cưỡng đoạt tài sản theo quy định tại Điều 170 Bộ luật hình sự 2015 như sau:

Điều 170. Tội cưỡng đoạt tài sản

1. Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

e) Tái phạm nguy hiểm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com