Rút bảo hiểm xã hội có cần sổ hộ khẩu không? 2023

Hộ khẩu là một phương pháp quản lý dân số chủ yếu dựa vào hộ gia đình. Đây là công cụ và thủ tục hành chính giúp Nhà nước quản lý việc di chuyển sinh sống của công dân Việt Nam.

Rút bảo hiểm xã hội là một trong những thủ tục liên quan đến bảo hiểm xã hội thường được tiến hành trong thực tế. Chính vì thế, xoay quanh thủ tục này có rất nhiều câu hỏi liên quan.

Sổ hộ khẩu là gì?

Hộ khẩu là một phương pháp quản lý dân số chủ yếu dựa vào hộ gia đình. Đây là công cụ và thủ tục hành chính giúp Nhà nước quản lý việc di chuyển sinh sống của công dân Việt Nam. Chế độ hộ khẩu ở Việt Nam được hình thành nhằm mục đích kiểm soát trật tự xã hội và quản lý kinh tế của đất nước. Chủ yếu được sử dụng ở các quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Việt Nam và một số quốc gia khác trên Thế giới.

– Những mục đích sử dụng thông dụng của Sổ hộ khẩu:

+ Quyền chuyển nhượng, mua bán hay sở hữu đất:

Để tiến hành chuyển nhượng, mua bán đất, sổ hộ khẩu là một trong những giấy tờ chứng nhận, văn bản pháp lya trong trường hợp nhận thừa kế. Số hộ khẩu còn đảm bảo thi hành án cho các trường hợp liên quan đến quyền sử dụng đất hoặc thời hạn sử dụng đất.

+ Xác định nơi cư trú của công dân:

Sổ hộ khẩu thể hiện nơi cư trú của cá nhân thường xuyên sinh sống. Trong một vài trường hợp nếu không xác định được nơi ở thì sổ hộ khẩu chính là bằng chứng ghi nơi cư trú người đó đang sinh sống.

+ Một số thủ tục hành chính khác:

Sổ hộ khẩu là một loại giấy tờ pháp lý, nó rất cần thiết trong quá trình thực hiện các thủ tục như đăng ký thường trú, tạm trú, cấp đổi hộ khẩu, chuyển hay tách hộ khẩu. Ngoài ra, các thủ tục hành chính liên quan đến giấy phép kinh doanh, hộ chiếu, đăng ký kết hôn, chứng minh nhân dân, khai tử, khai sinh,… đều cần sử dụng đến sổ hộ khẩu.

– Sổ hộ khẩu là công cụ để Nhà nước quản lý nơi cư trú của công dân. Căn cứ quy định tại Điều 18 – Luật Cư trú năm 2006, cụ thể:

“ Công dân đăng ký nơi thường trú của mình với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký thường trú và được cấp sổ hộ khẩu.”

– Lảm rõ vai trò của Sổ hộ khẩu như được ấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân, những người đăng ký tạm trú chỉ được cấp sổ tạm trú thay vì Sổ hộ khẩu.

Các trường hợp được rút bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật hiện hành

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 – Điều 8 – Nghị định số 115/2015/NĐ-CP, các trường hợp được hưởng bảo hiểm xã hội một lần bao gồm:

– Người lao động quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 2 của Nghị định này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

+ Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội.

+ Ra nước ngoài để định cư.

+ Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.

Rút bảo hiểm xã hội có cần sổ hộ khẩu không?

Căn cứ theo quy định tại Điểm 1.2 khoản 1 – Điều 6 – Quyết định số 166/2019/QĐ-BHXH, quy định về những giấy tờ rút bảo hiểm xã hội như sau:

– Sổ bảo hiểm xã hội.

– Đơn đề nghị (Mẫu số 14-HSB).

– Đối với người ra nước ngoài để định cư phải nộp thêm bản sao giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bản dịch tiếng Việt được chứng thực hoặc công chứng một trong các giấy tờ, cụ thể:

+ Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài.

+ Hộ chiếu do nước ngoài cấp.

+ Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài, giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp.

– Trích sao hồ sơ bệnh án nếu bạn mắc các bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, …

Do đó, đối với câu hỏi Rút bảo hiểm xã hội có cần sổ hộ khẩu không? Chúng tôi xin phép trả lời theo quy định của pháp luật hiện hành khi tiến hành thủ tục rút bảo hiểm xã hội không cần phải có sổ hộ khẩu. Tuy nhiên, để chứng minh cho nơi cư trú, xác định cơ quan bảo hiểm có thẩm quyền quản lý, giải quyết thực tế có thể có yêu cầu xuất trình.

Như vậy, Rút bảo hiểm xã hội co cần sổ hộ khẩu không? Đã được chúng tôi trả lời chi tiết tỏng mục cuối cùng của bài viết. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã phân tích một số nội dung xoay quanh vấn đề sổ hộ khẩu. Chúng tôi mong rằng với những nội dung đã trình bày trong bài viết sẽ giúp ích được quý bạn đọc.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com