Sinh nhật Bác Hồ có được nghỉ không? 2023

Ngày sinh của Bác Hồ là ngày 19 tháng 5 năm 1890. Năm nay -2022, ngày sinh của Bác (19/5/2022) là ngày thứ năm.

Cách mạng tháng 8/1945 thành công; ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc Bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Kể từ ngày đó, đông đảo đồng bào trong nước và bè bạn quốc tế biết đến Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc Việt Nam; và biết đến ngày sinh nhật của Người. Và cũng từ đó, vào những dịp sinh nhật Bác, đồng bào, đồng chí và bạn bè quốc tế lại gửi tới Người những bó hoa tươi thắm và những lời chúc mừng tốt đẹp nhất. Vậy Sinh nhật Bác Hồ có được nghỉ không? Trong bài viết này chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị giải đáp thắc mắc này.

Sinh nhật Bác Hồ là ngày nào?

Ngày sinh của Bác Hồ là ngày 19 tháng 5 năm 1890. Năm nay -2022, ngày sinh của Bác (19/5/2022) là ngày thứ năm.

Trong 24 năm làm Chủ tịch nước (2/9/1945 – 2/9/1969), Bác Hồ đã có hai lần sinh nhật đặc biệt:

Lần đầu tiên là trong cuộc đời của vị lãnh tụ (19/5/1946)

Cuối tháng 5-1946, Bác lên đường đi thăm nước Pháp, là thượng khách của Chính phủ Pháp. Đó là cuộc đi dài ngày, không đơn thuần là thăm viếng ngoại giao mà là một cuộc đấu trí, đấu lực hết sức căng thẳng để cứu vãn một nền hòa bình đang rất mong manh.

Trong bối cảnh đó, trước khi rời Thủ đô Hà Nội đi Pháp, dự kiến đã định vào ngày 31-5-1946, Bác chủ động tổ chức sinh nhật, cho mời đông đảo đại biểu các giới, các ngành và đại biểu đồng bào Thủ đô tham dự. Bác cũng đã cân nhắc mọi nhẽ để đi tới một quyết định sáng suốt, trao quyền Chủ tịch nước, thay mặt Bác điều hành chính sự khi Bác đi vắng cho một nhân sĩ trí thức ngoài Đảng. Đó là cụ Huỳnh Thúc Kháng, người có học vấn uyên thâm, có đạo đức trong sáng, mang nhân cách của người ái quốc-ái dân.

Hồi đó, dù nước nhà đã độc lập nhưng cuộc sống của nhân dân vẫn còn thiếu thốn, kham khổ mọi bề. Vị chủ tịch còn ở trong gian phòng giản dị, đồ đạc cũng đơn sơ, chẳng chút nào cao sang quyền quý.

Vì Bác mời rất đông khách nên phải trải chiếu dưới sàn nhà cho có đủ chỗ ngồi. Bác cũng ngồi xuống cùng các cụ cao niên, quây quần giữa mọi người, thân mật như trong một gia đình. Không hề có khoảng cách giữa lãnh tụ với dân thường.

Lần cuối cùng là “khi Người bước vào cõi đời đời” (19/5/1969)

Ngày 19-5-1969, Bác tròn 79 tuổi. Vào ngày này, Bác sửa “Di chúc” lần cuối cùng. Sức khỏe của Bác ngày một giảm sút. Bác đã yếu nhiều nhưng trí óc vẫn rất minh mẫn, sáng suốt.

Mùa xuân năm 1969, trong Tết Kỷ Dậu, Bác vẫn có thư chúc mừng năm mới tới đồng bào, chiến sĩ cả nước và có thơ mừng năm mới như thường lệ. Cũng dịp đầu năm ấy, Bác đón và tiếp đoàn đại biểu Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra thăm miền Bắc do bác sĩ Phùng Văn Cung làm trưởng đoàn.

Biết rõ tình trạng sức khỏe của mình và một lòng thương nhớ đồng bào đang ngày đêm chiến đấu gian khổ hy sinh, Bác nhất định không cho làm sinh nhật.Tuy nhiên, trước đề nghị thiết tha của Trung ương và nguyện vọng của đồng bào, chiến sĩ cả nước. Bác miễn cưỡng đồng ý.

Sinh nhật Bác Hồ có được nghỉ không?

Điều 112 Bộ luật lao động quy định về Nghỉ lễ, tết như sau:

1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:

a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);

b) Tết Âm lịch: 05 ngày;

c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);

d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);

đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);

e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.

3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

 Theo đó, ngày sinh nhật Bác Hồ không nằm trong ngày nghỉ lễ, tết theo Bộ luật lao động. Theo đó, người lao động nói chung không được nghỉ hưởng nguyên lương vào ngày này.

Các bạn học sinh, sinh viên cũng không được nghỉ vào ngày này.

Tương tự, cán bộ, công chức, viên chức, người làm trong lực lượng vũ trang cũng không được nghỉ vào ngày này. Tuy nhiên, vào những ngày này, các cơ quan, đơn vị, trường học thường tổ chức các hoạt động mít ting, dâng hoa tưởng niệm ngày sinh nhật Bác, cùng với đó là các hoạt động thi đua, văn nghệ chào mừng ngày sinh nhật Bác. Vì vậy, mặc dù không phải ngày nghỉ nhưng các sự kiện trong ngày sinh nhật Bác vẫn diễn ra vô cùng sôi nổi, khiến có những ngày kỉ niệm sinh nhật Bác diễn ra khác với những ngày làm việc bình thường.

Sự kiện kỷ niệm sinh nhật của Bác Hồ

Hàng năm, vào dịp sinh nhật Bác, tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ diễn ra lễ chào cờ và dâng hoa nhân ngày sinh của Bác, đông đảo các tầng lớp nhân dân về dự. Quê Bác – Khu di tích Kim Liên (huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) sẽ được quét dọn, làm đẹp để đón đồng bào trong và ngoài nước.

Ngoài ra, các hoạt động khác như trồng cờ Tổ quốc, diễu binh, biểu diễn văn nghệ, dâng hoa lên mộ các anh hùng liệt sĩ, thăm các Mẹ Việt Nam anh hùng có công với cách mạng cũng thường xuyên được tổ chức.

Để tưởng nhớ Bác và kỷ niệm sinh nhật Bác, các sự kiện, cuộc thi được các  tỉnh, thành phố trên cả nước lên kế hoạch tổ chức vào tháng 3 và tháng 4 đầu năm.

Các cuộc thi được tổ chức từ rất sớm để tìm hiểu, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Đây là một ngày lễ tuyệt vời để tưởng nhớ vị lãnh tụ kính yêu của cả dân tộc, cả nước hòa trong không khí vui tươi, thi đua lập thành tích chào mừng sinh nhật của Người.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com