Số trừ là giá trị bị lấy đi, các thành phần trong bài toán trừ gồm có số trừ, số bị trừ và hiệu số, số trừ là giá trị cần lấy, hiệu số là phần còn lại sau khi lấy đi giá trị ở số bị trừ.
Trong số học phép trừ là một trong bốn phép toán hai ngôi nó là đảo ngược của phép cộng nghĩa là nếu chúng ta bắt đầu với một số bất kỳ, thêm một số bất kỳ khác và rồi bớt đi đúng số mà chúng ta thêm vào, chúng ta được con số chúng ta đã bắt đầu. Vậy Số bị trừ là gì?
Phép trừ là gì?
Phép trừ là một trong bốn phép toán cơ bản của số học bao gồm phép trừ hai hoặc nhiều phần tử để đi đến kết quả cuối cùng trong đó kết quả cuối cùng là phần tử gốc bị giảm bởi phần tử bị trừ .
Ký hiệu trừ là (- ) và nó được chèn vào giữa các phần tử được trừ, ví dụ: 3-2 = 1.
Phép trừ có thể được sử dụng cho số tự nhiên, số nguyên, số thập phân, phân số, số thực và số phức.
Phép trừ được tạo thành từ phép trừ là tổng phần tử mà chúng ta muốn trừ, phép trừ là đại lượng mà chúng ta muốn trừ và sự khác biệt là kết quả cuối cùng của phép trừ.
Số bị trừ là gì?
Số trừ là giá trị bị lấy đi, các thành phần trong bài toán trừ gồm có số trừ, số bị trừ và hiệu số, số trừ là giá trị cần lấy, hiệu số là phần còn lại sau khi lấy đi giá trị ở số bị trừ.
Công thức để tìm số bị trừ và số trừ như sau:
Số bị trừ = Hiệu số + số trừ
Số trừ = Số bị trừ – hiệu số
Thực hiện phép tính trừ
– Đối với phép tính đặt theo hàng ngang:
Số đứng bên trái dấu “−”được gọi là số bị trừ.
Số đứng bên phải dấu “−”được gọi là số trừ.
– Đối với phép tính đặt theo hàng dọc:
Số trên dấu “−”được gọi là số bị trừ.
Số dưới dấu “−”được gọi là số trừ.
– Thực hiện phép tính
Đặt tính theo cột dọc, các số cùng hạng được đặt thẳng với nhau.
Thực hiện phép trừ các số của từng hàng theo thứ tự từ phải sang trái.
Ví dụ: 67-15=52
Trong đó
Số 67: Được gọi là số bị trừ.
Số 15: Được gọi là số trừ.
Số 52: Là kết quả của phép trừ được gọi là hiệu.
Các tính chất của phép trừ
– Phép trừ cho chính số đó: a-a = 0
– Trừ với số 0: a-0 = a
– Hiệu của phép trừ cho 0 bằng chính số đó.
Phép trừ hai số tự nhiên
Với a, b ∈ (N), nếu có x ∈ N để b + x = a thì ta có phép trừ a – b = x.
Khi đó: a là số bị trừ; b là số trừ; x là hiệu.
Điều kiện để thực hiện được phép trừ là số bị trừ phải lớn hơn hay bằng số trừ. Khi thực hiện phép trừ hai số tự nhiên, ta trừ theo thứ tự từ phải sang trái.
Muốn thử lại phép trừ ta có thể lấy hiệu cộng với số trừ, nếu được kết quả là số bị trừ thì phép tính làm đúng.
Một số dạng bài tập liên quan đến phép trừ
Dạng 1: Trừ các số tự nhiên
Dạng 2: Tính giá trị biểu thức
Phương pháp: Áp dụng các quy tắc thực hiện phép tính như:
– Biểu thức có dấu ngoặc thì tính trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.
– Biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính nhân, chia trước; thực hiện phép tính cộng, trừ sau …
– Biểu thức chỉ có phép cộng và phép trừ hoặc chỉ có phép nhân và phép chia thì ta tính lần lượt từ trái sang phải.
Dạng 3: Tìm x
Phương pháp: xác định vai trò của x rồi áp dụng các quy tắc tìm một số chưa biết đã học như:
– Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
– Muốn tìm số trừ ta lấy số bị trừ trừ đi số trừ.
Dạng 4: Toán có lời văn
Bài tập về phép trừ
Dạng 1: Đặt tính rồi tính
Phép trừ không nhớ: 865279 – 450237 = ?
9 trừ 7 bằng 2, viết 2
7 trừ 3 bằng 4, viết 4
2 trừ 2 bằng 0, viết 0
5 trừ 0 bằng 5, viết 5
6 trừ 5 bằng 1, viết 1
8 trừ 4 bằng 4, viết 4
Kết quả phép tính 865279 – 450237 =415042
Phép trừ có nhớ: 647253 – 285749 = ?
13 trừ 9 bằng 4, viết 4 nhớ 1
4 thêm 1 bằng 5; 5 trừ 5 bằng 0, viết 0
12 trừ 7 bằng 5, viết 5 nhớ 1
5 thêm 1 bằng 6, 7 trừ 6 bằng 1, viết 1
14 trừ 8 bằng 6, viết 6 nhớ 1
2 thêm 1 bằng 3, 6 trừ 3 bằng 3, viết 3
Kết quả của phép trừ: 647253 – 285749= 316504
Dạng 2: Tìm X
Phương pháp giải:
Xác định vai trò của x
Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết
Muốn tìm số trừ ta lấy số bị trừ trừ đi số trừ
Ví dụ 1: X – 10 = 36
X = 36 +10
X = 46
Ví dụ 2: 18 – X = 5
X = 18 – 5
X = 13
Dạng 3: Giải bài toán có lời văn
Hai ngày cừa hàng bán được 791 kg gạo, ngày thứ nhất bán được 312 kg gạo. Hỏi ngày thứ hai bán được bao nhiêu kg gạo?
Lời Giải
Ngày thứ hai bán được số kg gạo là:
791 – 312 = 479 (kg/gạo)
Đáp số: 479 kg/gạo