So sánh quyền khiếu nại và quyền tố cáo 2023

Mục đích của tố cáo là nhằm phát giác, ngăn chặn, hạn chế kịp thời mọi hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm đến lợi ích của nhà nước, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

Khiếu nại và tố cáo là hai thuật ngữ pháp lý được mọi người sử dụng khá nhiều. Tuy nhiên không ít người sử dụng lẫn lộn và không phân biệt được hai khái niệm nay. Nội dung dung viết dưới đây sẽ So sánh quyền khiếu nại và quyền tố cáo.

Quyền tố cáo là gì?

Quyền tố cáo là quyền của công dân thực hiện các hành vi dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm thông báo cho cơ quan, cá nhân có thẩm quyền về hành vi của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào vi phạm pháp luật với mục đích để cá nhân, cơ quan có thẩm quyền xử lý, ngăn ngừa hoặc khắc phục hậu quả do hành vi, việc làm đó gây ra.

Bảo đảm quyền tố cáo của công dân theo pháp luật là việc Nhà nước ghi nhận quyền tố cáo, các biện pháp, cách thức để công dân thực hiện quyền tố cáo trong hệ thống pháp luật và  tổ chức thực hiện trên thực tế các biện pháp, cách thức đó để công dân thực hiện quyền tố cáo một cách an toàn, thuận tiện và hiệu quả.

Bảo đảm quyền tố cáo của công dân góp phần bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, giúp mọi cá nhân trong xã hội bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm phạm.

Mục đích của quyền khiếu nại và tố cáo

Trước khiSo sánh quyền khiếu nại và quyền tố cáo cần phải nắm được mục đích của quyền khiếu nại và tố cáo.

– Mục đích của khiếu nại là để khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người đã bị xâm phạm hoặc bị thiệt hại.

– Mục đích của tố cáo là nhằm phát giác, ngăn chặn, hạn chế kịp thời mọi hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm đến lợi ích của nhà nước, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

So sánh quyền khiếu nại và quyền tố cáo

Để hiểu rõ hơn về quyền khiếu nại và quyền tố cáo quý độc giả hãy cùng theo dõi nội dungSo sánh quyền khiếu nại và quyền tố cáo sau đây:

Giống nhau giữa quyền khiếu nại và quyền tố cáo:

– Đều là quyền của công dân được quy định trong hiến pháp;

– Là công cụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân’

– Là phương tiện công dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

Khác nhau:

Tiêu chí Khiếu nại Tố cáo
Căn cứ pháp lý Luật khiếu nại 2011 Luật Tố cáo 2008
Khái niệm Là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Chủ thể có quyền Công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức thực hiện quyền khiếu nại. Cá nhân.
Đối tượng

Đối tượng bị khiếu nại:

– Quyết định hành chính.

– Hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước.

– Quyết định kỷ luật cán bộ, công chức.

Đối tượng bị tố cáo:

– Hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ;

– Hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.

Yêu cầu về tính chính xác của thông tin khiếu nại, tố cáo Không có quy định.

Người tố cáo phải:

– Tronhf bày trung thực về nội dung tố cá; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được

 Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo.

– Nếu tố cáo sai có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội vu khống tại Bộ Luật hình sự 2015.

Thời hiệu

– Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính.

– Đối với trường hợp khiếu nại Quyết định kỷ luật cán bộ, công chức:

+ Khiếu nại lần đầu thì thời hiệu là 15 ngày kể từ ngày nhận quyết định.

+ Khiếu nại lần hai là 10 ngày, kể từ ngày cán bộ, công chức nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu.

+ Đối với quyết định kỷ luật buộc thôi việc thì thời hiệu khiếu nại lần hai là 30 ngày, kể từ ngày cán bộ, công chức nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu.

Không quy định vì nó phụ thuộc vào ý chỉ chủ quan của người tố cáo.
Về việc rút đơn khiếu nại, tố cáo

Người khiếu nại có thể rút khiếu nại tại bất cứ thời điểm nào trong quá trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại.

Cơ quan nhà nước đình chỉ việc giải quyết khi người khiếu nại rút đơn

Người tố cáo chỉ có quyền rút toàn bộ nội dung tố cáo hoặc một phần nội dung tố cáo trước khi người giải quyết tố cáo ra kết luận nội dung tố cáo.

Cơ quan Nhà nước vẫn tiếp tục giải quyết vụ việc tố cáo nếu có căn cứ cho rằng hành vi bị tố cáo có dấu hiệu vi phạm pháp luật, hoặc người tố cáo bị uy hiếp, mua chuộc.

Người thực hiện quyền khiếu nại và tố cáo là ai?

Nội dung trên đãSo sánh quyền khiếu nại và quyền tố cáo theo quy định của pháp luật. Theo đó:

– Người thực hiện quyền  khiếu nại là công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức thực hiện việc khiếu nại. Cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức của mình, cán bộ, công chức có quyền khiếu nại đối với quyết định kỷ luật của mình.

– Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Luật Tố cáo 2008 thì công dân là người có quyền tố cáo.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com