So sánh vi phạm pháp luật và vi phạm đạo đức 2023

Hành vi vi phạm pháp luật và vi phạm đạo đức đều ảnh hưởng xấu đến xã hội. So sánh vi phạm pháp luật và vi phạm đạo đức

Vi phạm là hành vi trái pháp luật hoặc đạo đức do chủ thể có năng lực thực hiện và xâm phạm đến các mối quan hệ xã hội. Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ giúp Quý vị so sánh vi phạm pháp luật và vi phạm đạo đức.

Vi phạm đạo đức là gì?

Vi phạm đạo đức là những hành vi đi ngược lại, không tuân theo những quy chuẩn đạo đức xã hội, đi ngược lại với thuần phong mỹ tục, với văn hóa truyền thống tốt đẹp của người Việt từ xưa đến nay.

Những hành vi vi phạm đạo đức sẽ bị người khác đánh giá về phẩm chất đạo đức, suy nghĩ của mình, những người có hành vi vi phạm đạo đức thường bị người ngoài không tôn trọng và trọng dụng. Ngoài ra những hành vi vi phạm đạo đức nặng thì có thể bị người ngoài đàm tíu và nói xấu sau lưng khiến họ bị áp lực về tinh thần và danh tiếng. Dù vi phạm đạo đức không dùng biện pháp mạnh răn đe nhưng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến người và gia đình người có hành vi vi phạm.

Ví dụ: Học sinh nói dối cha mẹ, thầy cô

Vi phạm pháp luật là gì?

Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do chủ thể (bao gồm người và pháp nhân thương mại) có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

Trong đó:

– Hành vi vi phạm pháp luật có thể được biểu hiện dưới dạng hành động (làm những điều pháp luật cấm) hoặc không hành động (không làm những việc pháp luật bắt buộc)

– Năng lực trách nhiệm pháp lý là khả năng của cá nhân hay tổ chức có thể gánh chịu hậu quả bất lợi, biện pháp cưỡng chế của Nhà nước được quy định khi thực hiện hành vi vi phạm

– Lỗi của người vi phạm thể hiện ở thái độ của người đó đối với hành vi của mình: có nhận thức được, mong muốn hành vi đó xảy ra hay không. Lỗi của người vi phạm pháp luật có thể là lỗi vô ý hoặc lỗi cố ý.

Ví dụ: Anh A đi xe máy vượt đèn đỏ

Ví dụ vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức

Lấy trộm tiền của người khác là vi phạm pháp luật hay vi phạm đạo đức?

Lấy trộm tiền của người khác vừa là vi phạm pháp luật, vừa vi phạm đạo đức. Bởi vì:

+ Số lượng tiền, tài sản trộm cắp giá trị nhỏ là vi phạm về pháp luật hành chính, còn mức tiền đủ lớn do luật hình sự quy định sẽ vi phạm về luật hình sự.

+ Truyền thống và tập quán tốt đẹp của con người là ghét thói hư tật xấu trong đó hành vi trộm cắp cũng đã được nhiều đời lên án là hành vi xấu. Do đó hành vi trộm cắp cũng là hành vi vi phạm đạo đức xã hội.

Vậy so sánh vi phạm pháp luật và vi phạm đạo đức như thế nào?

So sánh vi phạm pháp luật và vi phạm đạo đức

Giống nhau: Vi phạm pháp luật và vi phạm đạo đức đều là:

– Là hành vi đi ngược lại, làm trái, không tuân thủ những quy tắc xử sự chung

– Là hành vi có lỗi

Khác nhau:

Tiêu chí Vi phạm đạo đức Vi phạm pháp luật
Chủ thể thực hiện Mọi chủ thể, không quy định về độ tuổi hay trách nhiệm pháp lý Chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý, trong lĩnh vực hình sự còn quy định độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự đối với những tội danh nhất định
Chế tài xử lý Chịu sự điều chỉnh của lương tâm, bị mọi người lên án, không bị xử lý theo pháp luật nếu không vi phạm các quy định của pháp luật Chịu trách nhiệm trước pháp luật, phải chịu các hình phạt, biện pháp xử lý: Xử phạt hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự…

Buộc chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật

Cơ quan xử lý Không có Cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Khách thể xâm phạm Xâm phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục Xâm phạm trật tự quản lý hành chính nhà nước, xâm phạm các mối quan hệ được nhà nước thừa nhận và bảo vệ
Phân loại + Vi phạm hình sự

+ Vi phạm hành chính

+ Vi phạm dân sự

+ Vi phạm kỷ luật

Trên đây là nội dung bài viết so sánh vi phạm pháp luật và vi phạm đạo đức, cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com