Tại sao pháp luật không quy định thời hạn bảo hộ của kiểu dáng công nghiệp là 15 năm? 2023

Theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ thì kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.

Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm, Ví dụ như: hình dáng chai nước, hình dáng bao bì sản phẩm… kiểu dáng công nghiệp sẽ được bảo hộ tối đa là 15 năm nếu được gia hạn liên tục. Vậy tại sao pháp luật không quy định thời hạn bảo hộ của kiểu dáng công nghiệp là 15 năm?

Kiểu dáng công nghiệp là gì?

Theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ thì kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.

Sản phẩm được hiểu là đồ vật, dụng cụ, thiết bị, phương tiện, hoặc bộ phận dùng để lắp ráp, hợp thành các sản phẩm đó, được sản xuất bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp, có kết cấu và chức năng rõ ràng, được lưu thông độc lập.

Ai có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp?

Quyền sở hữu đối với kiểu dáng công nghiệp được xác định khi có quyết định cấp văn bằng bảo hộ của Cục Sở hữu trí tuệ, những chủ thể sau đây có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp:

Thứ nhất: Tác giả tạo ra sáng chế bằng công sức và chi phí của mình. (tác giả đồng thời là chủ sở hữu)

Thứ hai: Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc. (chỉ là chủ sở hữu không là tác giả)

Thứ ba: Sáng chế được tạo ra có sự đống góp của Chính phủ. (phần tỷ lệ đăng ký tỷ lệ thuận với số tỷ lệ vốn Nhà nước đã đóng góp)

Thứ tư: Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra; hoặc đầu tư để tạo ra sáng chế (chia làm hai trường hợp).

Điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Kiểu dáng công nghiệp sẽ được bảo hộ nếu đáp ứng được đầy đủ các điều kiện sau đây:

Có tính mới: Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính mới nếu kiểu dáng công nghiệp đó khác biệt đáng kể với những kiểu dáng công nghiệp đã bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên.

Có tính sáng tạo: Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính sáng tạo nếu căn cứ vào các kiểu dáng công nghiệp đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên, kiểu dáng công nghiệp đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng.

Có khả năng áp dụng công nghiệp: Kiểu dáng công nghiệp được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp đó bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.

Những đồi tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp:

– Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có;

– Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp;

– Hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm.

– Đối tượng trái với đạo đức xã hội, trật tự công cộng, có hại cho quốc phòng, an ninh.

Tại sao pháp luật không quy định thời hạn bảo hộ của kiểu dáng công nghiệp là 15 năm?

Khoản 4 Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ quy định: “Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết năm năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn hai lần liên tiếp, mỗi lần năm năm”. Như vậy,  kiểu dáng công nghiệp đươc bảo hộ trong vòng 05 năm kể từ ngày nộp đơn và được gia hạn tối đa 02 lần. Theo đó tối đa một kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ sẽ được độc quyền trong vòng 15 năm.

Tại sao pháp luật không quy định thời hạn bảo hộ của kiểu dáng công nghiệp là 15 năm? Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ yếu tố kiểu dáng công nghiệp có sự thay đổi nhanh, dễ bị lỗi thời (như các sản phẩm trong thiết kế nội thất, thời trang, …) thời gian 15 năm quy định như vậy là hợp lý.

Thủ tục đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Khi đăng ký kiểu dáng công nghiệp, chủ đơn cần phải chuẩn bị hồ sơ bao gồm các tài liệu như sau:

– 02 Tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp, đánh máy theo mẫu;

– 01 Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp;

– 04 Bộ ảnh chụp/bản vẽ kiểu dáng công nghiệp;

– Chứng từ nộp phí, lệ phí;

– Giấy ủy quyền (nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được nộp thông qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);

– Giấy chuyển nhượng quyền nộp đơn (nếu có);

– Tài liệu xác nhận quyền đăng ký (nếu thụ hưởng từ người khác);

– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).

Đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp sẽ được nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ, có địa chỉ tại:

Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Trên đây là nội dung bài viết tại sao pháp luật không quy định thời hạn bảo hộ của kiểu dáng công nghiệp là 15 năm? Quý khách hàng cần liên hệ dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp vui lòng gọi Hotline: 1900.0191

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com