Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyển như thế nào? 2023

Tranh chấp lao động tập thể về quyền phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết.

Quy định về Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyển 

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền bao gồm: 

a) Hòa giải viên lao động;

b) Hội đồng trọng tài lao động;

c) Tòa án nhân dân.

2. Tranh chấp lao động tập thể về quyền phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết. 

Bình luận về thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyển 

BLLĐ năm 2019 bãi bỏ thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện được quy định tại BLLĐ năm 2012 và bổ sung thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền cho Hội đồng trọng tài lao động. Và như vậy, sẽ có 03 chủ thể có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền gồm: Hòa giải viên lao động; Hội đồng trọng tài lao động; Tòa án nhân dân. 

Lịch sử lập pháp cho thấy từ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLLĐ năm 2006 đến trước thời điểm BLLĐ năm 2019 có hiệu lực thi hành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện được trao thẩm quyền giải quyết các tranh chấp lao động tập thể về quyền với quan niệm rằng chủ thể này vẫn thường xuyên tham gia giải quyết tranh chấp lao động.

Với tư cách là người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước ở cấp huyện, đây là chủ thể có thể đứng ra làm đầu mối phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền để nhanh chóng giải quyết vụ việc tranh chấp lao động.

Điều này được coi là giải pháp mang tính tạm thời, tình thế, vì một số Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện không thể đáp ứng những tiêu chuẩn để có thể thực hiện giải quyết vụ việc tranh chấp một cách hiệu quả, khi sự am hiểu pháp luật lao động và các kỹ năng, kinh nghiệm trong việc giải quyết tranh chấp lao động còn hạn chế. Đồng thời, với tư cách là người đứng đầu cơ quan hành chính cấp huyện, vai trò này có thể gây mâu thuẫn với các bên trong việc giải quyết tranh chấp lao động, vì những mục tiêu khác nhau. 

Tuy nhiên, nếu xét dưới góc độ như một thủ tục hành chính đặc biệt – vốn được thiết lập ở nhiều nước để ngăn chặn những hành động phân biệt đối xử chống công đoàn trong việc thuê lao động (việc đối xử bất công trong lao động) và để giải quyết tranh chấp về việc thừa nhận công đoàn nhằm mục đích thương lượng tập thể, thì trong những trường hợp này, các cơ quan hành chính như cơ quan công quyền ở địa phương cũng như các quyết định của cơ quan này, có thể thực sự được xem như một thủ tục giải quyết tranh chấp lao động với tư cách là giải pháp thay thế cho hành động công nghiệp như đình công.

Và với việc bổ sung nội dung về quyền của Hội đồng trọng tài lao động trong việc giải quyết các tranh chấp lao động tập thể về quyền, các mong muốn về việc đặt nền móng cho tính hiệu quả, chuyên nghiệp của Hội đồng trọng tài lao động với mục tiêu giải quyết triệt để các tranh chấp lao động trong thời gian tới là rõ ràng, cũng như khắc phục tình trạng Hội đồng trọng tài lao động không có thẩm quyền giải quyết các vụ tranh chấp lao động tập thể về quyền từ BLLĐ năm 1994. 

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com