Chủ doanh nghiệp cần phải hiểu rõ đặc điểm của từng loại hình doanh nghiệp để xác định và chọn lựa loại hình doanh nghiệp phù hợp nhất với định hướng phát triển của công ty.
Ninh Bình với tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân hàng năm giai đoạn 2015 – 2020 đạt 14.1%, giá trị sản xuất tăng từ 23.500,8 tỷ đồng năm 2915 lên 45.425 tỷ đồng năm 2020. Với tốc độ tăng trưởng nhanh và phát triển, Ninh Bình đang là một trong những tỉnh thành thu hút các chủ doanh nghiệp đến và phát triển kinh doanh.
Hồ sơ thành lập công ty tại Ninh Bình:
Hồ sơ thành lập công ty phụ thuộc rất nhiều vào loại hình đăng ký doanh nghiệp. Trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ trình bày hồ sơ thành lập đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, cụ thể:
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
– Điều lệ công ty.
– Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
– Bản sao các giấy tờ sau đây:
+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty, giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức, giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền. Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự.
+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Thành lập công ty tại Ninh Bình:
Bước 1: Lựa chọn loại hình kinh doanh.
– Chủ doanh nghiệp cần phải hiểu rõ đặc điểm của từng loại hình doanh nghiệp để xác định và chọn lựa loại hình doanh nghiệp phù hợp nhất với định hướng phát triển của công ty.
– Những yếu tố chính mà chủ doanh nghiệp cần cân nhắc để lựa chọn loại hình của tổ chức phù hợp: Trách nhiệm pháp lý, thuế, bổ sung, thay thế, chuyển nhượng, quy mô doanh nghiệp để thu hút nhà đầu tư khác.
– Những loại hình doanh nghiệp phổ biến ở Việt Nam hiện nay có thể kể đến Doanh nghiệp tư nhân, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và hai thành viên trở lên,…
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ.
Như chúng tôi đã trình bày ở mục phía trên, đối với từng loại hình kinh doanh cụ thể quý bạn đọc cần phải chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và chính xác.
Bước 3: Tên công ty.
– Quý bạn đọc cần đặt tên công ty ngắn gọn, dễ nhớ, dễ phát âm và không bị trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của các công ty đã thành lập trước đó.
– Để xác định tên công ty mình có bị trùng với những công ty khác hay không, quý bạn đọc có thể truy cập vào Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để tra cứu tên doanh nghiệp của mình.
Bước 4: Trụ sở và vốn của công ty.
– Xác định chỉ trụ sở thuộc quyền sử dụng hợp pháp của công ty. Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thông, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận,…
– Vốn điều lệ được hiểu là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp đủ trong một thời hạn nhất định, không quá 90 ngày kể từ ngày được cấp phép hoạt động và được ghi vào Điều lệ công ty.
Bước 5: Đại diện theo pháp luật và ngành nghề kinh doanh.
– Xác định chức danh người đại diện theo pháp luật của công ty. Về chức danh người đại diện theo pháp luật của công ty nên để chức danh người đại diện là giám dốc.
– Xác định ngành nghề kinh doanh được chuẩn hóa theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh.
Một số điểm lưu ý, bao gồm:
– Nộp hồ sơ đến Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Không nhất thiết người đại diện theo pháp luật của công ty phải đi nộp hồ sơ, người đại diện pháp luật của công ty có thể ủy quyền cho người khác đi nộp thay. Trường hợp ủy quyền thì người được ủy quyền cần có giấy ủy quyền hợp lệ được quy định tại Điều 12 – Nghị định số 01/2021 về đăng ký doanh nghiệp.
– Sau khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quý bạn đọc cần tiến hành khắc dấu mộc:
+ Mang bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến cơ sở có chức năng khắc dấu để thực hiện việc làm con dấu cho công ty.
+ Nhận con dấu pháp nhân khi đến nhận con dấu, đại diện doanh nghiệp mang theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (phải là bản gốc). Bên cạnh đó, trường hợp đại diện hợp pháp của doanh nghiệp không thể trực tiếp đi nhận con dấu thì có thể ủy quyền cho người khác đến nhận con dấu.
Như vậy, Đối với nội dung Thành lập công ty tại Ninh Bình đã được chúng tôi phân tích chi tiết trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã hướng dẫn thủ tục thành lập công ty hiện nay. Chúng tôi mong rằng nội dung trong bài viết sẽ giúp ích được quý bạn đọc.
->>>> Tham khảo thêm: Thành lập công ty cổ phần
->>>> Tham khảo thêm: Thành lập công ty tnhh