Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Thành phố Thủ Dầu Một là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị, giáo dục lớn nhất của tình Bình Dương. Đồng thời, đây cũng là thành phố phát triển kinh tế hiệu quả có tiếng trong khu vực Đông Nam Bộ, thu hút nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước. Nếu như bạn đang có dự định thành lập doanh nghiệp tại thành phố này nhưng còn băn khoăn về điều kiện, thủ tục Thành lập công ty tại thành phố Thủ Dầu Một, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên.
Thành lập công ty là gì?
Theo Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh. Hiện nay, ở Việt Nam có bốn loại hình doanh nghiệp chính: Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH), Công ty Cổ phần, Công ty hợp danh và Doanh nghiệp tư nhân. Do đó, để đảm bảo tính thống nhấ bài viết này sẽ gọi chung là “Doanh nghiệp” với phạm vi bao quát hơn khái niệm “Công ty”.
Dưới góc độ kinh tế, thành lập doanh nghiệp là hoạt động chuẩn bị đầy đủ về cơ sở vật chất, nhân lực, trụ sở, thiết bị sản xuất, vốn,v.v để tiến hành các hoạt động kinh doanh.
Dưới góc độ pháp lý, thành lập doanh nghiệp là một thủ tục pháp lý được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, từ đó xác lập tư cách pháp lý cho doanh nghiệp, xác lập tính hợp pháp của các hoạt động kinh doanh dưới sự quản lý và giám sát của Nhà nước.
Điều kiện về chủ thể thành lập doanh nghiệp tại thành phố Thủ Dầu Một
Tại khoản Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: “Tổ chức, mọi cá nhân đều có quyền thành lập doanh nghiệp và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này”. Theo đó, pháp luật không liệt kê những chủ thể có quyền thành lập doanh nghiệp mà liệt kê những chủ thể không có quyền này. Cụ thể, tổ chức, cá nhân thuộc các trường hợp sau đây sẽ có không quyền thành lập, quản lý doanh nghiệp:
(i) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình.
Thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình được hiểu là việc sử dụng thu nhập dưới mọi hình thức có được từ hoạt động kinh doanh vào một trong các mục đích sau đây: (1) Chia dưới mọi hình thức cho một số hoặc tất cả những người quy định tại mục (ii) và mục (iii) dưới đây; (2) Bổ sung vào ngân sách hoạt động của cơ quan, đơn vị trái với quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước; (3)Lập quỹ hoặc bổ sung vào quỹ phục vụ lợi ích riêng của cơ quan, đơn vị.
(ii) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
(iii) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
(iv) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
(v) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
(vi) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.
(vii) Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Như vậy, mọi cá nhân, tổ chức không phân biệt quốc tịch và nơi cư trú, nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 đều có quyền thành lập doanh nghiệp.
Một số lưu ý khi thành lập doanh nghiệp
Tổ chức, cá nhân có nhu cầu thành lập công ty tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương nói riêng và tại Việt Nam nói chung cần lưu ý một số nội dung như sau:
Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập duy nhất một doanh nghiệp tư nhân. Hoặc được thành lập duy nhất một hộ kinh doanh. Hoặc trở thành thành viên hợp danh của duy nhất một công ty hợp danh, trừ trường hợp các thành viên hợp danh còn lại trong công ty hợp danh đó có thỏa thuận và quy định khác.
Tuy vậy, chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân hoặc chủ hộ kinh doanh hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh là cá nhân vẫn có quyền được thành lập hoặc tham gia góp vốn vào nhiều công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
Đối với cá nhân, tổ chức nước ngoài lần đầu thành lập công ty tại Việt Nam thì phải tiến hành thủ tục đăng ký đầu tư theo quy định của Luật đầu tư 2020.
Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài dự định thành lập thêm công ty tại Việt Nam thì có thể sẽ phải xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (IRC) theo Điều 37 Luật Đầu tư 2020. Theo đó, nếu doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà có cổ đông hoặc thành viên là tổ chức kinh tế nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ thì khi thành lập doanh nghiệp mới sẽ phải xin cấp IRC.
Trình tự, thủ tục thành lập công ty tại thành phố Thủ Dầu Một
Để đảm bảo việc đăng ký doanh nghiệp có hiệu quả và nhanh chóng, tổ chức, cá nhân có nhu cầu thành lập công ty tại thành phố Thủ Dầu Một cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và thực hiện theo tuần tự các bước sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Tùy theo loại hình doanh nghiệp đăng ký, chủ doanh nghiệp dự định thành lập công ty tại thành phố Thủ Dầu Một cần chuẩn bị hồ sơ tương ứng theo quy định của pháp luật. Theo đó, thành phần hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân; công hợp ty danh; công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty cổ phần; công ty TNHH một thành viên được quy định lần lượt tại các Điều 21, 22, 23, 24 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký thành doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương. Việc nộp hồ sơ được thực hiện theo hình thức trực tuyến thông qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Bước 3: Theo dõi và bổ sung hồ sơ (nếu có)
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp. Nếu hồ sơ hợp lệ thì Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết về nội dung hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung. Trường hợp từ chối đăng ký thành lập doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Bước 4: Nhận kết quả
Chủ doanh nghiệp có thể nhận kết quả trực tiếp tại bộ phận một cửa của Cơ quan đăng ký kinh doanh (tỉnh Bình Dương) hoặc đăng ký nhận chuyển phát. Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp cần tiến hành các thủ tục cần thiết khác như: Mua con dấu, mở tài khoản ngân hàng, treo biển hiệu, vv và xin cấp giấy phép kinh doanh (nếu đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện) trước khi tiến hành các hoạt động kinh doanh.
Trên đây là nội dung tư vấn về Thành lập công ty tại thành phố Thủ Dầu Mộtmà chúng tôi gửi đến bạn đọc. Nếu có bất cứ thắc mắc cần tư vấn hỗ trợ, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.
->>> Tham khảo thêm: Thành lập công ty tại Bình Dương