Để thành lập công ty xuất nhập khẩu các hàng hóa (trừ loại Nhà nước cấm, vàng miếng, phế liệu) và bán ở Việt Nam cần phải làm những thủ tục gì. Hãy cùng tham khảo bài viết sau đây của chúng tôi để tìm cho mình 1 câu trả lời đầy đủ nhé.
Theo quy định của Luật Thương mại, xuất nhập khẩu được hiểu là quyền của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh và được hiểu nôm na là công ty kinh doanh sản xuất hàng hóa gì thì được quyền nhập khẩu hoặc xuất khẩu những mặt hàng đó.
Ngành nghề kinh doanh khi thành lập công ty xuất nhập khẩu?
Như chúng tôi đã tư vấn ở trên, doanh nghiệp kinh doanh – sản xuất mặt hàng gì sẽ được quyền xuất nhập khẩu mặt hàng đó. Do đó, khi đăng ký ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp có thể đăng ký những ngành nghề mình dự định kinh doanh và có nhu cầu xuất nhập khẩu sau này.
Theo kinh nghiệm của chúng tôi, các công ty xuất nhập khẩu thường đăng ký 1 số ngành liên quan đến sản xuất may mặc; giầy da; sản xuất giầy dép; buôn bán vải, hàng may sẵn…vv
– Bán lẻ hàng dệt, may sẵn, giày dép lưu động hoặc tại chợ – Mã ngành: 4782
– Bán lẻ hàng may mặc, giày dép, hàng da và giả da trong các cửa hàng chuyên doanh – 4771
– Sản xuất trang phục dệt kim, đan móc – 1430
– Sản xuất vali, túi xách và các loại tương tự, sản xuất yên đệm – 1512
– Sản xuất giày dép – 1520
– Bán buôn vải, hàng may sẵn, giày dép- 4641
– Xuất, nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh- 8299
Công ty TNHH có được nhập khẩu không?
Điều 3 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương quy định về quyền tự do kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu như sau:
” 1. Thương nhân Việt Nam không là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu và thực hiện các hoạt động khác có liên quan không phụ thuộc vào ngành, nghề đăng ký kinh doanh, trừ hàng hóa thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định tại Nghị định này; hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu khác theo quy định của pháp luật; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.
Chi nhánh của thương nhân Việt Nam được thực hiện hoạt động ngoại thương theo ủy quyền của thương nhân.
2. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam khi tiến hành hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này phải thực hiện các cam kết của Việt Nam trong các Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Danh mục hàng hóa và lộ trình do Bộ Công Thương công bố, đồng thời thực hiện các quy định tại Nghị định này và các quy định pháp luật khác có liên quan.
3. Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân khác có liên quan thuộc các nước, vùng lãnh thổ là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới và các nước có thỏa thuận song phương với Việt Nam thực hiện theo quy định của Chính phủ.”
Như vậy, thương nhân Việt Nam, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt nam, thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam có thể thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế quy định.
Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh (Khoản 1 Điều 6 Luật Thương mại). Đối chiếu khái niệm thương nhân với công ty trách nhiệm hữu hạn, có thể khẳng định: công ty trách nhiệm hữu hạn là một hình thức thương nhân. Theo đó, loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn được thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu theo quy định pháp luật.
Hồ sơ cho việc thành lập công ty xuất nhập khẩu gồm những gì?
Để có căn cứ cho việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho công ty xuất nhập khẩu, doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty, bao gồm những tài liệu sau:
– Giấy đề nghị thành lập công ty xuất nhập khẩu theo mẫu;
– Điều lệ Công ty xuất nhập khẩu;
– Danh sách thành viên góp vốn đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên;
– Danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần;
– Tài liệu cá nhân (giấy tờ cá nhân) của thành viên/cổ đông/chủ sở hữu công ty bao gồm:
+ Đăng ký kinh doanh/quyết định thành lập/giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trường hợp thành viên/cổ đông/chủ sở hữu góp vốn thành lập công ty là pháp nhân/tổ chức (bản sao chứng thực)
+ Chứng minh thư nhân dân/thẻ căn cước/hộ chiếu (bản sao công chứng) trường hợp thành viên/cổ đông/chủ sở hữu góp vốn là cá nhân
– Giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền cho công ty Luật LVN Group thay mặt đăng ký thành lập công ty;
Quy trình thành lập Công ty xuất nhập khẩu gồm bước nào?
Quy trình thành lập công ty xuất nhập khẩu gồm các bước sau:
Bước 1: Xác định loại hình doanh nghiệp để thành lập công ty gồm các loại hình cơ bản sau:
+ Thành lập Công ty TNHH
+ Thành lập công ty cổ phần
Với kinh nghiệm của chúng tôi, đa phần công ty hoạt động về kinh doanh xuất nhập khẩu đều chọn công ty cổ phần để thành lập
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố doanh nghiệp đăng ký trụ sở chính
Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ như mục trên đã trình bày, doanh nghiệp sẽ tiến hành nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch đầu tư,
Thời gian giải quyết hồ sơ: 3 ngày làm việc tính từ ngày hồ sơ hợp lệ
Số lượng hồ sơ: 01 bộ
Bước 3: Nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và thực hiện các công việc liên quan
– Nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty xuất nhập khẩu;
– Công bố thông tin thành lập công ty trên cổng thông tin;
– Khắc dấu công ty, công bố mẫu dấu để được sử dụng hợp pháp;
– Công ty mở tài khoản ngân hàng cho Doanh nghiệp và đăng ký tài khoản của doanh nghiệp tới sở kế hoạch đầu tư nơi đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp;
– Nộp tờ khai thuế môn bài và nộp thuế môn bài tại ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoản ngân hàng;
– Mua chữ ký số để tiến hành kê khai thuế;
– Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử cho doanh nghiệp và thông báo phát hành hóa đơn điện tử;
– Đặt biển công ty để treo tại trụ sở công ty;
– Kê khai thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính theo quý;
– Lập báo cáo tài chính công ty cuối năm.
Dịch vụ thành lập công ty xuất nhập khẩu của Luật LVN Group như thế nào?
Về cơ bản, việc thành lập công ty nói chung và thành lập công ty xuất nhập khẩu tương đối đơn giản, bất kỳ ai cũng có thể tiến hành thủ tục thành lập công ty. Tuy nhiên, việc đưa ra phương án công ty phù hợp với nhu cầu của các cổ đông/thành viên góp vốn để có thể đảm bảo an toàn về mặt pháp lý, tránh mọi rủi ro về mặt pháp luật trong hoạt động kinh doanh đòi hỏi công ty tư vấn cần có nhiều kinh nghiệm với đội ngũ tư vấn viên chuyên sâu và am hiểu về pháp luật.
Dịch vụ thành lập công ty xuất nhập khẩu của chúng tôi sẽ là:
– Tư vấn toàn bộ quy trình, thủ tục thành lập công ty cho khách hàng từ A-Z
– Soạn thảo hồ sơ thành lập công ty theo thông tin khách hàng cung cấp;
– Nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký và nhận kết quả gửi cho khách hàng;
– Khắc dấu, công bố mẫu dấu, công bố thông tin thành lập doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia;
– Trực tiếp tư vấn và bàn giao kết quả cho khách hàng tại địa chỉ khách hàng yêu cầu (HN, HCM)
– Khách hàng không phải đi lại dù chỉ 1 lần trong quá trình thành lập doanh nghiệp;
– Khách hàng được sử dụng miễn phí 1 số dịch vụ sau khi thành lập công ty tại Luật LVN Group
Liên hệ với chúng tôi:
– Hotline: 1900.0191 – 1900.0191
– Điện thoại: 1900.0191 (HN) – 1900.0191 (HCM)
– Tổng đài: 1900.0191
– Liên hệ ngoài giờ hành chính: 1900.0191
– Email: lienhe@luatlvn.vn