Luật LVN Group là đơn vị cung cấp dịch vụ Thành lập doanh nghiệp tại huyện Cẩm Mỹ uy tín, hiệu quả, tiết kiệm thời gian
Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến Quý vị độc giả về thủ tục thành lập doanh nghiệp tại huyện Cẩm Mỹ. Quý vị vui lòng theo dõi, không bỏ lỡ những lưu ý này để có thể thực hiện thủ tục một cách dễ dàng.
Giới thiệu về huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai
Huyện Cẩm Mỹ nằm ở phía đông nam tỉnh Đồng Nai, có vị trí địa lý: Phía đông giáp huyện Xuân Lộc. Phía tây giáp huyện Long Thành và huyện Thống Nhất. Phía nam giáp huyện Châu Đức của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Phía bắc giáp thành phố Long Khánh và các huyện Xuân Lộc, Thống Nhất.
Huyện lỵ của huyện đặt tại thị trấn Long Giao, cách thành phố Long Khánh khoảng 15 km về phía nam. Quốc lộ 56 là tuyến giao thông chính trên địa bàn huyện, nối thành phố Long Khánh với thành phố Bà Rịa, nên có lợi thế về không gian phát triển, kết nối giao lưu kinh tế với các huyện lân cận và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Đặc biệt khi sân bay quốc tế Long Thành được xây dựng và đi vào hoạt động thì tuyến Hương Lộ 10 sẽ là trục giao thông chính để vận chuyển khách từ sân bay về các tỉnh Nam Trung Bộ và ngược lại, đồng thời sẽ tạo điều kiện cho các xã nằm trên trục đường này như Thừa Đức, Xuân Đường, Long Giao có điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh phát triển dịch vụ.
Huyện Cẩm Mỹ có 13 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Long Giao (huyện lỵ) và 12 xã: Bảo Bình, Lâm San, Nhân Nghĩa, Sông Nhạn, Sông Ray, Thừa Đức, Xuân Bảo, Xuân Đông, Xuân Đường, Xuân Mỹ, Xuân Quế, Xuân Tây.
Đặt tên công ty khi thành lập doanh nghiệp tại huyện Cẩm Mỹ như thế nào?
Để thành lập doanh nghiệp tại huyện Cẩm Mỹ thì cần phải có một cái tên cho doanh nghiệp mới. Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về việc đặt tên cho doanh nghiệp như sau:
– Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
+ Loại hình doanh nghiệp;
+ Tên riêng.
– Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.
– Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
– Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
– Căn cứ vào quy định tại Điều này và các điều 38, 39 và 41 của Luật Doanh nghiệp, Cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, luật doanh nghiệp còn quy định về những điều cấm khi đặt tên cho doanh nghiệp:
– Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy định tại Điều 41 của Luật này.
– Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
– Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Đối với tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của doanh nghiệp:
– Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.
– Trường hợp doanh nghiệp có tên bằng tiếng nước ngoài, tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
– Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.
Quy trình thành lập doanh nghiệp tại huyện Cẩm Mỹ
Bước 1: Chuẩn bị các điều kiện thành lập doanh nghiệp tại huyện Cẩm Mỹ
– Lựa chọn loại hình doanh nghiệp (doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty cổ phần, công ty TNHH)
– Đặt tên doanh nghiệp, xác định trụ sở chính của doanh nghiệp
– Vốn điều lệ của doanh nghiệp
– Ngành nghề kinh doanh
– Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Bước 2: Soạn thảo hồ sơ thành lập doanh nghiệp
Hồ sơ thành lập doanh nghiệp theo từng loại hình doanh nghiệp như sau:
Doanh nghiệp tư nhân:
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
– Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.
Công ty hợp danh:
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
– Điều lệ công ty.
– Danh sách thành viên.
– Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên.
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
Công ty TNHH:
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
– Điều lệ công ty.
– Danh sách thành viên.
– Bản sao các giấy tờ sau đây:
+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;
+ Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.
Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
Công ty cổ phần:
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
– Điều lệ công ty.
– Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.
– Bản sao các giấy tờ sau đây:
+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;
+ Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.
Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
Bước 3: Nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp
Hồ sơ thành lập doanh nghiệp tại huyện Cẩm Mỹ sẽ được nôp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai.
Bước 4: Nhận kết quả
Hoàn tất thủ tục, người thành lập doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nếu bị từ chối, cơ quan nhà nước sẽ có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
Chi phí thành lập công ty tại huyện cẩm mỹ, tỉnh Đồng Nai
Dịch vụ thành lập doanh nghiệp uy tín tại Luật LVN Group
Luật LVN Group là đơn vị cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp uy tín được nhiều khách hàng lựa chọn. Với hơn 10 năm hoạt động, Luật LVN Group đã cung cấp dịch vụ hoàn tất cho hàng ngàn khách hàng, nhận được sự tin tưởng của những khách hàng khó tính nhất.
Dịch vụ thành lập doanh nghiệp của Luật LVN Group sẽ bao gồm các công việc:
– Tư vấn pháp luật doanh nghiệp, thủ tục thành lập doanh nghiệp theo quy định mới nhất;
– Soạn thảo hồ sơ thành lập doanh nghiệp cho khách hàng;
– Thay mặt khách hàng nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Nhận kết quả và bàn giao cho khách hàng;
– Hỗ trợ một số thủ tục để doanh nghiệp mới đi vào hoạt động.
Trên đây là nội dung bài viết thành lập doanh nghiệp tại huyện Cẩm Mỹ, Quý khách hàng cần liên hệ dịch vụ thành lập doanh nghiệp của Luật LVN Group vui lòng gọi Hotline: 1900.0191