Thời gian thử việc tiếng Anh là gì? 2023

Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.

Thực tế hiện nay, khi tham gia vào quan hệ lao động thì người lao động thường phải trải qua thời gian thử việc, đây được coi là giai đoạn thử thách để người lao động thể hiện khả năng làm việc của mình trước người sử dụng lao động.

Thời gian thử việc tiếng Anh là gì?

Trong tiếng Anh thời gian thử việc là Probationary period. Cách phát âm: /prəˈbeɪʃnri ˈpɪərɪəd/.

Hợp đồng thử việc tiếng Anh là probationary Contract. Theo đó: A probationary contract is an agreement between an employer and an employee about jobs, probationary time, the rights and obligations of the two parties during the probationary period.

Thời gian thử việc là bao lâu?

Theo quy định của Bộ luật Lao động 2019 thì thử việc được quy định như sau:

1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.

2. Nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc gồm thời gian thử việc và nội dung quy định tại các điểm a, b, c, đ, g và h khoản 1 Điều 21 của Bộ luật này.

3. Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.”

Theo như quy định trên thì người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc. Tuy nhiên đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng thì không áp dụng thử việc.

Nếu người lao động và người sử dụng lao động ký kết hợp đồng thử việc thì nội dung hợp đồng gồm những nội dung như sau:

+ Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;

+ Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;

+ Thời gian thử việc

+ Công việc và địa điểm làm việc;

+ Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;

+ Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

+ Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;

Về thời gian thử việc được quy định tại điều 25 Bộ luật lao động 2019 như sau: Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:

+ Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;

+ Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

+ Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;

+ Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.

Như vậy, thời gian thử việc dựa vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và đảm bảo về điều kiện thời gian như trên.

Người lao động được hưởng các quyền lợi gì trong thời gian thử việc?

Người lao động trong thời gian thử việc sẽ được hưởng các quyền như sau:

+ Lương thử việc

Theo điều 26 Bộ luật lao động 2019 thì lương thử việc được quy định như sau:

“ Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.”

Do đó, trong thời gian thử việc, người lao động được trả ít nhất 85% mức lương của công việc mà người đó làm thử.

+ Về thời gian làm việc: Theo điều 105 và điều 107 bộ luật lao động 2019 thì người lao động trong thời gian thử việc được đảm bảo về thời gian làm việc bình thường không quá 08 giờ/ngày và không quá 48 giờ/tuần và thời gian làm thêm giờ không vượt quá mức quy định

+ Thời giờ nghỉ ngơi:Điều 64 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì người lao động thử việc được đảm bảo về thời gian nghỉ giữa ca: ít nhất 30 phút liên tục nếu làm việc ban ngày, ít nhất 45 phút liên tục nếu làm việc ban đêm (làm việc theo ca liên tục từ 06 giờ trở lên thì thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc).

+ Nghĩ lễ tết và nghĩ hằng năm: nếu như thời gian thử việc tiếp tục làm việc cho người sử dụng sau thời gian nghỉ tết thì được tính hưởng phép năm.Người lao động thử việc cũng được nghỉ làm hưởng nguyên lương trong các dịp lễ, Tết.

+ Bảo hiểm xã hội: theo quy định của pháp luật thì bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động ký hợp đồng lao động có thời hạn từ 01 tháng trở lên. Như đã trình bày ở trên thử việc người lao động sẽ có thể ký hợp đồng thử việc hoặc ký hợp đồng lao động có quy định về thời gian thử việc. Vì vậy, nếu ký hợp đồng lao động trong đó có quy định về thử việc thì người lao động sẽ được người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội, còn trong trường hợp ký hợp đồng thử việc thì người lao động không được đóng bảo hiểm xã hội.

Trên đây là nội dung bài viết về Thời gian thử việc tiếng Anh là gì? Nếu có bất kỳ thắc mắc về vấn đề này bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com