Tội xâm phạm quyền của công dân về bầu cử, ứng cử hoặc biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân mới nhất? 2023

Xâm phạm quyền bầu cử, quyền ứng cử của công dân, được hiểu là hành vi lừa gạt, mua chuộc, cưỡng ép hoặc dùng thủ đoạn khác nhằm cản trở người khác thực hiện quyền bầu cử, quyền ứng cử.

Khái niệm tội xâm phạm quyền của công dân về bầu cử, ứng cử hoặc biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân?

“1. Người nào lừa gạt, mua chuộc, cưỡng ép hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở công dân thực hiện quyền bầu cử, quyền ứng cử hoặc quyền biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 02 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Dẫn đến hoãn ngày bầu cử, bầu cử lại hoặc hoãn việc trưng cầu ý dân.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Bình luận về tội xâm phạm quyền của công dân về bầu cử, ứng cử hoặc biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân theo Bộ luật hình sự

Thứ nhất: Các yếu tố cấu thành tội xâm phạm quyền bầu cử, quyền ứng cử của công dân

Mặt khách quan: Mặt khách quan của tội này có các dấu hiệu sau:

– Có hành vi lừa gạt. Được thể hiện qua việc dùng thủ đoạn gian dối làm cho người khác hiểu lầm, hiểu sai sự thật về điều kiện ứng cử, bầu cử hoặc hiểu không đúng về ứng cử viên…

– Có hành vi mua chuộc. Được thể hiện qua hành vi dùng tiền, lợi ích vật chất, hoặc các lợi ích khác để người khác không đi bầu cử hoặc không ứng cử (rút khỏi danh sách ứng cử).

Ví dụ: Dùng tiền mua chuộc cử tri bỏ phiếu cho mình hoặc cho người nào đó.

– Có hành vi cưỡng ép. Được thể hiện qua việc dùng thủ đoạn để uy hiếp tinh thần người khác để họ không thực hiện quyền bầu cử, ứng cử hoặc phải thực hiện quyền bầu cử, ứng cử trái với ý muốn của họ.

Ví dụ: Đe doạ nếu bầu cử cho ứng cử viên A thì bị đốt nhà…

– Có hành vi dùng thủ đoạn khác nhằm cản trở ngưòi khác thực hiện quyền bầu cử, ứng cử. Được hiểu là ngoài các hành vi nêu trên thì bất kỳ hành vi nào khác với bất kỳ thủ đoạn nào làm cho người khác chực hiện quyền bầu củ, ứng cử.

Ví dụ: Rủ cử tri đi uống rượu rồi chuốc rượu cho người đó say để họ không đi bầu cử được.

Lưu ý:

+ Theo chúng tôi, quyền bầu cử và quyền ứng cử của công dân đó là những quyền cơ bản của công dân. Quyền này được ghi nhận ở Điều 54 Hiến pháp 1992. Theo đó, quyền bầu cử, quyền ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân, Đại biểu Quốc hội mới được coi là khách thể của tội này, vì Điều 54 Hiến pháp 1992 chỉ đề cập đến quyền này ở phạm vi bầu cử Hội đồng nhân dân, bầu cử đại biểu Quốc hội.

+ Các loại bầu cử khác không được đề cập đến trong tội danh này. Việc bầu cử, ứng cử trong các tổ chức Đảng, đoàn thể, là thể hiện quyền của các thành viên của các tổ chức ấy theo Điều lệ của tổ chức đó chứ không bao hàm là quyển công dân liên quan đến bầu cử, ứng cử mà Hiến pháp đã qui định. Riêng đôi với quyền bầu cử, ứng cử trưởng ấp, thôn, bản như đã thực hiện vừa qua, theo chúng tôi đó là đối tượng bị xâm phạm của tội này. Tuy nhiên cần có văn bản quy phạm pháp luật đê xác định vấn đề này.

+ Chỉ cần người phạm tội đã thực hiện hành vi lừa gạt, mua chuộc, cưõng ép, hoặc thủ đoạn khác để nhằm ngưòi khác hiểu sai, hiểu không đúng, không đi bầu, không ứng cử, rút khỏi danh sách ứng cử, bị cản trở quyền bầu cử của họ là tội phạm đã hoàn thành. Việc công dân có bị tác động theo mục đích của người phạm tội hay không chỉ có ý nghĩa trong việc đánh giá tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi trong khi lượng hình.

Khách thể:

Hành vi nêu trên xâm phạm đến quyền bầu cử, quyền ứng cử của công dân (như ứng cử, bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp hoặc đại biểu Quốc hội).

Mặt chủ quan:

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý. Mục đích là nhằm cản trở người khác thực hiện quyền bầu cử, quyền ứng cử. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.

Chủ thể:

Chủ thể của tội này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

Thứ hai: Về hình phạt

Mức hình phạt của tội này được chia thành hai khung, cụ thể như sau:

– Khung một (khoản 1)

Có mức hình phạt là phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm. Được áp dụng trong trường hợp phạm tội có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này nêu ở mặt khách quan và chủ quan.

Khung hai (khoản 2)

Có mức phạt tù từ một năm đến hai năm. Được áp dụng đối vối một trong các trường hợp phạm tội sau đây:

+ Có tổ chức (xem giải thích tương tự ở tội xâm phạm chỗ ở của công dân).

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn (xem giải thích tương tự ở tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật).

+ Gây hậu quả nghiêm trọng (như gây dư luận xấu, bất bình trong nhân dân ở một địa phương nhất định…)

– Hình phạt bổ sung

Ngoài việc bị áp dụng một trong các hình phạt chính như nêu ở trên tuỳ từng trường hợp cụ thể người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com