Tranh chấp nhãn hiệu là gì? Các loại tranh chấp nhãn hiệu? Giải quyết tranh chấp nhãn hiệu như thế nào? 2023

Các bên trong quan hệ tranh chấp cho rằng nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ thuộc quyền sở hữu của họ; việc bên kia sử dụng nhãn hiệu làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

Hiện nay, hàng hóa/ dịch vụ ngày càng nhiều, sự cạnh tranh giữa các cá nhân/ tổ chức kinh doanh diễn ra cũng ngày càng quyết liệt thì vai trò của việc đăng ký nhãn hiệu cũng được khẳng định vững chắc. Đăng ký nhãn hiệu sẽ giúp hạn chế xảy ra những tranh chấp không đáng có. Vậy Tranh chấp nhãn hiệu là gì? Các loại tranh chấp nhãn hiệu? Giải quyết tranh chấp nhãn hiệu như thế nào?

Nhãn hiệu là gì?

Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ thì nhãn hiệu là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu phải là những dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình ảnh, hình vẽ hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.

Tranh chấp nhãn hiệu là gì?

Tranh chấp nhãn hiệu là những mâu thuẫn, xung đột về quyền và lợi ích giữa hai hay nhiều bên có liên quan đến nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ. Các bên trong quan hệ tranh chấp cho rằng nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ thuộc quyền sở hữu của họ; việc bên kia sử dụng nhãn hiệu làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

Tranh chấp nhãn hiệu xảy ra do một số nguyên nhân như sau:

Nguyên nhân chủ quan:

Nguyên nhân này bắt nguồn từ chính các doanh nghiệp khi mà họ đưa sản phẩm/ dịch vụ ra thị trường mà không tiến hành đăng ký nhãn hiệu. Pháp luật sở hữu trí tuệ quy định, quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp được xác lập dựa trên quyết định cấp văn bằng của cơ quan có thẩm quyền.

– Nguyên nhân khách quan:

Nguyên nhân khách quan là do các chủ nhãn hiệu chưa thực hiện thủ tục đăng ký đã bị một bên khác nhanh tay đăng ký trước. Mục đích của những bên này thường là:

+ Ngăn cản người chủ nhãn hiệu có quyền bảo hộ nhãn hiệu;

+ Đầu cơ tên nhãn hiệu để có thể bán lại nhãn hiệu cho chủ nhãn hiệu;

+ Những công ty lợi dụng sơ hở, họ là bên được chuyển giao/ ủy quyền nhưng họ lại đi đăng ký để chiếm quyền sở hữu của chủ sở hữu và như thế là tranh chấp thương hiệu xảy ra.

Các loại tranh chấp nhãn hiệu

Tranh chấp nhãn hiệu có các loại như sau:

– Tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân về quốc tịch Việt Nam.

– Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản.

– Tranh chấp về hợp đồng dân sự.

– Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ

– Tranh chấp về thừa kế tài sản.

– Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

– Tranh chấp về quyền sử dụng đất, về tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

– Tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí theo quy định của pháp luật.

– Tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.

– Tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.

– Tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản, thanh toán phí tổn đăng ký mua tài sản bán đấu giá theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.

– Các tranh chấp khác về dân sự mà pháp luật có quy định.

Giải quyết tranh chấp nhãn hiệu như thế nào?

Khi có tranh chấp nhãn hiệu xảy ra thì có thể giải quyết theo một trong hai biện pháp, đó là: biện pháp hòa giải, thương lượng và khởi kiện ra Tòa án.

– Hòa giải, thương lượng: Khi bị xâm phạm về quyền và lợi ích đối với nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ của mình, bên bị xâm phạm có quyền yêu cầu bên xâm phạm chấm dứt các hành vi vi phạm và bồi thường các thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra.

– Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp khởi kiện tại Tòa án: Việc khởi kiện ra Tòa án sẽ được thực hiện theo quy trình như sau:

Bước 1: Yêu cầu giám định nhãn hiệu

Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và tổ chức, cá nhân khác có liên quan có quyền yêu cầu giám định về sở hữu trí tuệ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Theo đó, yêu cầu giám định sẽ xác định có hay không hành vi xâm phạm nhãn hiệu, có hay không dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn, khó phân biệt với nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ.

Bước 2: Gửi thông báo cho bên vi phạm

Sau khi có kết quả giám định, Chủ sở hữu có thể gửi thông báo cho Bên vi phạm. Trong đó có thông tin chỉ dẫn về căn cứ phát sinh; văn bằng bảo hộ, phạm vi, thời hạn bảo hộ; ấn định một thời hạn hợp lý để bên vi phạm chấm dứt hành vi hoặc yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Trường hợp sau khi gửi thư thông báo, Bên vi phạm vẫn không chấm dứt thực hiện hành vi, Chủ sở hữu có thể khởi kiện ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền.

Bước 3: Khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền

Hồ sơ khởi kiện cần chuẩn bị gồm:

– Đơn khởi kiện;

– Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu; giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhãn hiệu hoặc quyền sử dụng hợp pháp nhãn hiệu (Bản sao chứng thực);

– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu Chủ sở hữu là doanh nghiệp; CMND/CCCD/Hộ chiếu nếu Chủ sở hữu là cá nhân;

– Chứng cứ chứng minh hành vi vi phạm: Mẫu sản phẩm mang nhãn hiệu của doanh nghiệp; mẫu sản phẩm của Bên vi phạm nhãn hiệu; tài liệu chứng minh dấu hiệu vi phạm nhãn hiệu của Bên vi phạm;

– Thông tin bên vi phạm: Tên doanh nghiệp, địa chỉ, thông tin liên hệ (Nếu có);

– Thông báo yêu cầu Bên vi phạm chấm dứt hành vi, trong đó ấn định thời gian yêu cầu Bên vi phạm chấm dứt hành vi; chứng cứ chứng minh Bên vi phạm cố tình không thực hiện (Bản sao chứng thực);

– Chứng cứ chứng minh sự cần thiết phải yêu cầu áp dụng biện pháp ngăn chặn (Nếu có).

Trên đây là nội dung bài viết Tranh chấp nhãn hiệu là gì? Các loại tranh chấp nhãn hiệu? Giải quyết tranh chấp nhãn hiệu như thế nào? Quý khách hàng cần liên hệ dịch vụ đăng ký thương hiệu vui lòng gọi liên hệ với chúng tôi:

– Hotline: 1900.0191 – 0961.589.688

– Điện thoại: 1900.0191 (HN) – 1900.0191 (HCM)

– Liên hệ ngoài giờ hành chính: 1900.0191

– Email: lienhe@luatlvn.vn

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com