Với nội dung bài viết dưới đây hãy cùng đi tìm hiểu về Trình bày quá trình hình thành xây dựng và trưởng thành của quân đội nhân dân Việt Nam.
Quân đội nhân dân Việt Nam được xác định là lực lượng nòng cốt không chỉ trong thời chiến, mà còn trong thời điểm hiện tại khi đất nước đang tiến hành công cuộc xây dựng.
Quá trình hình thành của Quân đội nhân dân Việt Nam
Tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam là Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, đội quân chủ lực đầu tiên của ta được thành lập vào ngày 22/12/1944 theo sự chỉ đạo của vị lãnh tụ Hồ Chí Minh.
Khi mới thành lập, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân chỉ vỏn vẹn có 34 cán bộ, chiến sĩ được chia thành 3 tiểu đội và 34 khẩu súng các loại, nhưng đã sớm phát huy được những truyền thống chống giặc ngoại xâm và nghệ thuật quân sự lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ thắng lớn của dân tộc ta. Kết quả quân ta đã giành được chiến công đầu tiên tại hạ đồn Phay Khắt và Nà Ngần.
Ngay từ lần đầu ra quân, đội quan chính quy đầu tiên của Việt Nam đã giảnh được những chiến công vang dội, giải phóng nhiều khu vực rộng lớn và sử dụng làm căn cứ cho các hoạt động đấu tranh giành độc lập. Đến ngày 15 tháng 5 năm 1945 Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân sáp nhập với lực lượng Cứu quốc quân và đổi tên thành Giải phóng quân, trở thành lực lượng quân sự chủ yếu của Mặt trận Việt Minh khi tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Quá trình xây dựng và trưởng thành của Quân đội Nhân dân Việt Nam
Thời gian từ năm 1945 đến năm 1954 được coi là thời kỳ phát triển vượt bậc cả về số lượng lẫn khả năng chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt Nam. Chỉ trong một thời gian ngắn, tư khi đất nước giành độc lập đến thời điểm tháng 11 năm 1945, Giải phóng quân đã phát triển từ một đội quân với quy mổ nhỏ trở thành Quân đội quốc gia Việt Nam với quân số khoảng 50.000 người, được tổ chức thành 40 chi đội.
Đến năm 1950, Quân đội Quốc gia Việt Nam chính thức đổi tên thành Quân đội Nhân dân Việt Nam. Cũng tại thời điểm này, các đại đoàn chủ lực quân trọng như đại đoàn 308, 312, 320, 316,…đã lần lượt được thành lập, đến nay vẫn là những đơn vị chủ lực của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Từ một đội quân chỉ vỏn vẹn vài trăm người khi tham gia Tổng khởi nghĩa, Quân đội nhân dân Việt Nam đã phát triển thành quân đội với các sư đoàn chủ lực mạng, lập ra những chiến công lẫy lừng mà vang dội nhất là chiến thằng Điện Biên Phủ lịch sử vào ngày 7 tháng 5 năm 1954, thành công đập tan âm mưu thiết lập chế độ thuộc địa của thực dân Pháp. Đế quốc Mỹ thực hiện âm mưu hất cẳng Pháp, xâm lược miền Nam nước ta, áp đặt chủ nghĩa thực dân mới hòng chia cắt nước ta. Quân đội nhân dân một lần nữa phát huy sức mạnh, bước vào trận tuyến mới cùng toàn dân kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược.
Sự phát triển của Quân đội nhân dân Việt Nam được thể hiện ở những điểm sau:
– Sau Cách mạng tháng Tám, Việt Nam giải phóng quân chính thức đổi tên thành Vệ Quốc đoàn.
– Đến ngày 22 tháng 5 năm 1946, chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh thành lập Quân đội quốc gia Việt Nam
– Năm 1951, Quân đội quốc gia Việt Nam đổi tên thành Quân đội nhân dân Việt Nam
– Ngày 7 tháng 4 năm 1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chính thức ký quyết định thành lập bộ đội địa phương.
Quá trình chiến đấu và chiến thắng của Quân đội Nhân dân Việt Nam có thể nhận thấy thông qua các chiến dịch sau:
– Thời kì chống Pháp (1945-1954): Chiến thắng Việt Bắc – Thu Đông năm 1947, chiến thắng Biên giới năm 1950, chiến thắng Tây Bắc năm 1952, chiến thắng Thượng Lào năm 1953, chiến thắng Đông Xuân năm 1953 đến 1954.
– Thời kì chống Mỹ (1954-1975):
+ Từ năm 1961 đến năm 1965 ta đánh bại chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mĩ
+ Từ năm 1965 đến ăm 1968 ta đánh bại chiến lược chiến tranh cục bộ của Mĩ
+ Từ năm 1968 đến năm 1972 ta đánh bại chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh
Ngoài ra quân và dân ta đã bắn rơi hàng ngàn máy bay, bắt sống hàng trăm giặc lái
+ Cuộc tổng tiến công và nội dậy mùa Xuân năm 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Hiện nay có thể nói Quân đội nhân dân Việt Nam có lực lượng thường trực gồm có bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương với tổng quân số vào khoảng 450.000 người và lực lượng quân dự bị khoảng 5 triệu người.
Trong đó bộ đội chủ lực có vai trò nòng cốt của Quân đội nhân dân Việt Nam gồm có lực lượng cơ động, quân chủng, binh chủng, bộ đại chủ lực của quân khu và bộ đội chuyên môn kỹ thuật. Bên cạnh các đơn vị huấn luyện luôn sẵn sàng chiến đấu còn có các đơn vị hậu cần, kỹ thuật, các học viện, nghiên nghiên cứu và các trường đào tạo sĩ quan…
Quân đội nhân dân Việt Nam với nhiệm vụ chính là bảo vệ đất nước, bảo vệ nhân dân khỏi những cuộc chiến tranh quy mô lớn và khốc liệt. Trải qua hàng chục năm chiến tranh với những hi sinh to lớn về người và của, đất nước ta cuối cùng cũng đã giành được chủ quyền, độc lập dân tộc.
Trong thời kỳ hòa bình, Quân đội được xác định trở thành lực lượng vừa bảo vệ Tổ quốc vừa giúp nhân dân phát triển cuộc sống. Thực hiện chức năng là một đội quân công tác, Quân đội nhân dân Việt Nam luôn giữ vững được mối quan hệ khăng khít với nhân dân. Là một trong các lực lượng nòng cốt tham gia công tác vận động quần chúng, các đơn vị quân đội đã tích cực thực hiện công tác dân vận. Nhiều đơn vị quân đội đã đi đầu trong phát triển kinh tế – xã hội ở các vùng sâu, vùng xa; tham gia công tác cứu hộ và giảm nhẹ thiên tai, phòng chống lụt, bão.
Với nội dung bài viết phía trên, chúng tôi đã giải thích cho Quý khách về Trình bày quá trình hình thành xây dựng và trưởng thành của quân đội nhân dân Việt Nam. Nếu còn gì thắc mắc về vấn đề này thì Qúy khách hãy liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ trực tiếp.