Trình tự thực hiện các quyền chuyển quyền sử dụng đất mới nhất 2023

Văn phòng đăng kí đất đai có trách nhiệm thực hiện các công việc nhằm lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền và tổ chức trao giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất tại xã, phường, thị trấn nơi có đất. 

Trình tự, thủ tục thực hiện các quyền chuyển QSDĐ 

– Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp tự thoả thuận với nhau bằng văn bản về việc chuyển đổi QSDĐ nông nghiệp. 

– UBND cấp xã lập phương án chuyển đổi QSDĐ nông nghiệp chung cho toàn xã, phường, thị trấn (bao gồm cả tiến độ thời gian thực hiện chuyển đổi) và gửi phương án đến phòng tài nguyên và môi trường.

– Phòng tài nguyên và môi trường có trách nhiệm thẩm tra phương án trình UBND cấp huyện phê duyệt và chỉ đạo UBND cấp xã tổ chức cho các hộ gia đình, cá nhân chuyển đổi ruộng đất theo phương án được duyệt. 

– Sở tài nguyên và môi trường chỉ đạo thực hiện việc đo đạc lập, chỉnh lí bản đồ địa chính, 

– Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nộp hồ sơ cấp đổi giấy chứng nhận. 

– Văn phòng đăng kí đất đai có trách nhiệm thực hiện các công việc nhằm lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền và tổ chức trao giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất tại xã, phường, thị trấn nơi có đất. 

Trường hợp người sử dụng đất đang thế chấp QSDĐ tại tổ chức tín dụng thì văn phòng đăng kí đất đai thực hiện trao giấy chứng nhận mới được thực hiện đồng thời giữa ba bên gồm văn phòng đăng kí đất đai, người sử dụng đất và tổ chức tín dụng. 

Thứ hai, trình tự, thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, góp vốn bằng QSDĐ, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất;

Chuyển QSDĐ, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của vợ hoặc chồng thành của chung vợ và chồng.

– Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ thực hiện quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất. 

Trường hợp thực hiện quyền của Người sử dụng đất đối với một phần thửa đất thì người sử dụng đất đề nghị văn phòng đăng kí đất đai thực hiện đo đạc tách thửa đối với phần diện tích cần thực hiện quyền của người sử dụng đất trước khi nộp hồ sơ thực hiện quyền của người sử dụng đất. 

– Cơ quan có trách nhiệm giải quyết là văn phòng đăng kí đất đai; cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất (nếu không phải chỉ thực hiện chỉnh lí mà phải cấp lại giấy chứng nhận);

Đối với trường hợp người sử dụng đất thuê của Nhà nước theo hình thức thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm mà bán hoặc góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất thuê thì thực hiện trình tự, thủ tục theo quy định sau: 

– Thực hiện mua bán, góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về dân sự; 

– Sau khi nhận hồ sơ bán, góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất thuê, văn phòng đăng kí đất đai lập hồ sơ để cho bên mua, bên nhận góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất tiếp tục thuê đất; 

– Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ trình UBND cấp có thẩm quyền quyết định việc thu hồi đất của bên bán, bên góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất thuê để cho bên mua, bên nhận góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất tiếp tục thuê đất;

Kí hợp đồng thuê đất đối với bên mua, nhận góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất thuê; thông báo bằng văn bản cho cơ quan thuế về việc hết hiệu lực của hợp đồng thuê đất đối với người bán, người góp vốn bằng tài sản; 

– Văn phòng đăng kí đất đai gửi hợp đồng thuê đất cho người mua, người nhận góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất thuê; chỉnh lí, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao giấy chứng nhận cho người được cấp; 

– Trường hợp mua bán, góp vốn bằng tài sản gắn liền với một phần thửa đất thuê thì phải làm thủ tục tách thửa đất trước khi làm thủ tục thuê đất. 

Thứ ba, trình tự, thủ tục xoá đăng kí cho thuê, cho thuê lại, góp vốn QSDĐ, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất 

– Một trong các bên hoặc các bên kí hợp đồng thuê, thuê lại, hợp đồng góp vốn QSDĐ, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất nộp 01 bộ hồ sơ xoá đăng kí cho thuê, cho thuê lại; góp vốn QSDĐ, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất. 

– Văn phòng đăng kí đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu phù hợp quy định của pháp luật thì thực hiện việc xoá đăng kí cho thuê, cho thuê lại, góp vốn QSDĐ, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật.

Trình tự, thủ tục đăng kí, xoá đăng kí thế chấp bằng QSDĐ và xử lý QSDĐ đã thế chấp, để thu hồi nợ 

Bộ tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ tài nguyên và môi trường hướng dẫn việc đăng kí thế chấp QSDĐ, tài sản gắn liền với đất. 

Trình tự, thủ tục hòa giải và giải quyết tranh chấp đất đai : Đây là trình tự, thủ tục mới lần đầu tiên được quy định trong Luật đất đai năm 2013. Quy định này là cần thiết nhằm đảm bảo cho các đương sự biết được quy định, các bước đi cụ thể khi có tranh chấp đất đai xảy ra.

Đây cũng là quy định nhằm thống nhất các quy trình, thủ tục về hòa và giải quyết tranh chấp đất đai trong Luật đất đai và các luật khác có liên quan. Theo đó, thủ tục hành chính trong lĩnh vực bao gồm các thủ tục sau đây:

Thứ nhất, thủ tục hoà giải tranh chấp đất đai 

Cơ quan thực hiện thủ tục hoà giải tranh chấp đất đai là UBND cấp xã. Theo đó, UBND cấp xã thực hiện các công việc sau: 

– Thẩm tra, xác minh, tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất; 

– Thành lập hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải. 

– Tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. 

Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc hòa giải không thành. 

– Lập biên bản hoà giải thành hay hoà giải không thành. 

Trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới sử dụng đất, chủ sử dụng đất thì UBND cấp xã gửi biên bản hoà giải thành đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết theo quy định; 

Trường hợp hoà giải không thành hoặc sau khi hoà giải thành mà có ít nhất một trong các bên thay đổi ý kiến về kết quả hoà giải thì UBND cấp xã lập biên bản hoà giải không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo.

Thứ hai, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của chủ tịch UBND cấp huyện, cấp tỉnh 

– Người có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai nộp đơn tại UBND cấp có thẩm quyền. 

– Chủ tịch UBND cấp có thẩm quyền giao trách nhiệm cơ quan tham mưu giải quyết. 

– Cơ quan tham mưu có nhiệm vụ thẩm tra, xác minh vụ việc, tổ chức hoà giải giữa các bên tranh chấp, tổ chức cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai (nếu cần thiết) và hoàn chỉnh hồ sơ trình chủ tịch UBND cùng cấp ban hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai. 

– Chủ tịch UBND cấp có thẩm quyền ban hành quyết định giải quyết tranh chấp hoặc quyết định công nhận hoà giải thành, gửi cho các bên tranh chấp, các tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan. 

Thứ ba, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ tài nguyên và môi trường 

– Người có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai gửi đơn đến Bộ trưởng Bộ tài nguyên và môi trường. 

– Bộ trưởng Bộ tài nguyên và môi trường phân công đơn vị có chức năng tham mưu giải quyết. Đơn vị được phân công giải quyết tiến hành thu thập, nghiên cứu hồ sơ;

Tổ chức hoà giải giữa các bên tranh chấp; trường hợp cần thiết trình Bộ trưởng Bộ tài nguyên và môi trường quyết định thành lập đoàn công tác để tiến hành thẩm tra, xác minh vụ việc tại địa phương;

Hoàn chỉnh hồ sơ trình Bộ trưởng Bộ tài nguyên và môi trường ban hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai. 

– Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai hoặc quyết định công nhận hoà giải thành được gửi cho các bên tranh chấp, các tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan. 

Kết luận: Trình tự, thủ tục hành chính về đất đai là nội dung quan trọng không thể thiếu trong quản lý và sử dụng đất đai.

Đó chính là sự cụ thể hoá quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý đất đai trong quá trình thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai cũng như trách nhiệm và nghĩa vụ của người sử dụng đất phải thực hiện trong quá trình khai thác và sử dụng đất.

Thông qua việc thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai trên thực tế cũng là một trong những thước đo về mức độ và khả năng cung ứng dịch vụ công của Nhà nước trong lĩnh vực này;

Đồng thời cũng nhằm kích thích và thúc đẩy sự hình thành và phát triển của các loại hình dịch vụ tư trong lĩnh vực đất đai nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tốt hơn cho người sử dụng đất.

Thực tiễn cho thấy, địa phương nào mà vấn đề cải cách thủ tục hành chính nói chung và cải cách thủ tục hành chính về đất đai nói riêng được đẩy mạnh, tăng cường thì quyền và lợi ích của người dân ở địa phương đó càng được đảm bảo, sự hài lòng và đồng thuận của người dân đối với các công việc của Nhà nước càng cao, trật tự xã hội ở địa phương đó càng ổn định. 

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com