Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
Chế độ thai sản là một trong những vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của người tham gia bảo hiểm xã hội. Liên quan đến vấn đề này có câu hỏi đặt ra là Tự đóng bảo hiểm để hưởng chế độ thai sản có được không?
Tự đóng bảo hiểm để hưởng chế độ thai sản có được không?
Trước tiên theo câu hỏi thì bảo hiểm ở đây được hiểu là bảo hiểm xã hội. Căn cứ theo điều 3 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định: Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Bảo hiểm xã hội bao gồm hai loại là bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện. Cụ thể như sau:
+ Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
+ Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
Theo điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
Bảo hiểm xã hội bắt buộc có 05 chế độ sau đây:
+ Ốm đau;
+ Thai sản;
+ Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
+ Hưu trí;
+ Tử tuất.
Bảo hiểm xã hội tự nguyện có 02 chế độ sau đây:
+ Hưu trí;
+ Tử tuất.
Như vậy, khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, nếu đáp ứng các điều kiện pháp luật quy định thì người tham gia sẽ được hưởng 05 chế độ: Ốm đau; Thai sản;Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Hưu trí; Tử tuất. Còn tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì sẽ được hưởng 02 chế độ là hưu trí và tử tuất.
Căn cứ vào quy định của pháp luật như đã trình bày trên thì chúng tôi xin trả lời câu hỏi Tự đóng bảo hiểm để hưởng chế độ thai sản có được không? Như sau:
Nếu bạn tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì bạn sẽ được hưởng chế độ thai sản. Ngược lại nếu tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì bạn sẽ không được hưởng chế độ thai sản. Trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không chỉ thuộc về người lao động mà còn thuộc về người sử dụng lao động. Do đó, nếu chỉ có người lao động đóng bảo hiểm, người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm không đảm bảo được quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, từ đó, người lao động không được đảm bảo chế độ thai sản.
Chồng đóng BHXH vợ có được hưởng chế độ thai sản không?
Căn cứ điều 31 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
“ a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.”
Căn cứ vào quy định nêu trên thì lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con sẽ được hưởng chế độ thai sản.
Căn cứ theo khoản 2, Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 thì lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:
“ 2. Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:
05 ngày làm việc với sinh thường 1 con;
07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;
Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con”.
Lưu ý: Thời gian hưởng chế độ không tính ngày lễ, tết, nghỉ hàng tuần. Người lao động nghỉ hưởng chế độ trong vòng 30 ngày kể từ ngày vợ sinh con, nếu có nghỉ những ngày trước khi vợ sinh con thì tính là nghỉ không lương, nghỉ phép của Người lao động.
Như vậy, trong 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con thì chồng có thể nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với nam và thời gian nghỉ việc tùy thuộc vào trường hợp sinh của vợ.
Theo điểm b khoản 1 điều 39 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
“ Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;”
Như vậy, lao động nam khi vợ sinh con sẽ có mức hưởng chế độ thai sản như sau:
Mức hưởng = Bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ chế độ thai sản: 24 ngày x số ngày nghỉ hưởng chế độ thai sản.
Như vậy, chồng đóng BHXH vợ không được hưởng chế độ thai sản, nếu chồng đóng bảo hiểm xã hội thì khi vợ sinh con sẽ được hưởng chế độ thai sản như đã trình bày trên.
Trên đây là nội dung bài viết về Tự đóng bảo hiểm để hưởng chế độ thai sản có được không? Chúng tôi hi vọng bài viết sẽ cung cấp những thông tin bổ ích đến bạn đọc. Chúng tôi sẽ gửi đến bạn đọc những thông tin bổ ích khác trong các bài viết tiếp theo. Xin cảm ơn.