Quan hệ pháp luật ưu đãi xã hội là quan hệ xã hội hình thành trong việc Nhà nước ưu đãi người có công và một số thành viên gia đình họ trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, được các quy phạm pháp luật điều chỉnh.
Trong nội dung bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết hơn về khái niệm quan hệ pháp luật về ưu đãi xã hội là gì?một cách chi tiết nhất.
Quan hệ pháp luật ưu đãi xã hội là gì?
Xuất phát từ hoàn cảnh lịch sử của nước ta, đất nước đã trải qua một thời gian dài có chiến tranh, một bộ phận dân cư, nhiều thế hệ đã có những đóng góp, hy sinh cho sự nghiệp cách mạng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Họ có thể đã hy sinh cả tính mạng, một phần thân thể và cả những người thân yêu của mình cho đất nước.
Ngày nay, khi đất nước đã bình yên và phát triển, họ trở thành những người có công với nước, được Nhà nước và cả dân tộc ghi nhận. Những người có công hoặc những người thân của họ xứng dáng được hưởng những chế độ ưu tiên, ưu đãi đặc biệt từ phía Nhà nước và cộng đồng, từ thế hệ con cháu đối với thế hệ cha ông. Tuy nhiên, sự ưu tiên, ưu đãi đó không chỉ dựa vào lòng biết ơn của các thành viên trong xã hội mà phải được pháp luật ghi nhận, trở thành trách nhiệm pháp lý của cơ quan nhà nước và quyền của người có công. Việc thực hiện trách nhiệm đó đã hình thành nên quan hệ giữa Nhà nước, người ưu đãi và những người có công được ưu đãi. Đó là một trong những quan hệ xã hội quan trọng được pháp luật điều chỉnh, trở thành quan hệ pháp luật ưu đãi xã hội.
Như vậy, quan hệ pháp luật ưu đãi xã hội là quan hệ xã hội hình thành trong việc Nhà nước ưu đãi người có công và một số thành viên gia đình họ trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, được các quy phạm pháp luật điều chỉnh.
Đặc điểm quan hệ pháp luật ưu đãi xã hội
Ngoài các đặc điểm chung của hệ thống quan hệ pháp luật an sinh xã hội, quan hệ pháp luật ưu đãi xã hội còn có những đặc điểm riêng sau:
Thứ nhất, căn cứ chủ yếu để xác định chủ thể được ưu đãi là sự đóng góp đặc biệt của họ hoặc thân nhân của gia đình họ cho xã hội.
Đó là điểm khác biệt của quan hệ pháp luật ưu đãi xã hội nếu so sánh nó với các quan hệ pháp luật khác trong hệ thống quan hệ pháp luật an sinh xã hội. Trong các quan hệ bảo hiểm xã hội, cứu trợ xã hội, căn cứ để xác định chủ thể được thụ hưởng chủ yếu là những trường hợp gặp hoàn cảnh rủi ro cần được đảm bảo an toàn trong cuộc sống. Riêng quan hệ pháp luật ưu đãi xã hội, việc xác định người được ưu đãi chủ yếu dựa trên những cống hiến, hy sinh của họ hoặc thân nhân của họ với đất nước. Có thể coi đó là sự đóng góp đặc biệt của chủ thể này bởi nó khác với sự đóng quỹ của người tham gia bảo hiểm xã hội hoặc khác với tất cả những đóng góp cho xã hội của các chủ thể khác ở hình thức và mục đích đóng góp: những người có công cống hiến không chỉ sức lực, tuổi trẻ mà cả máu xương, tính mạng, cuộc sống bình thường của mình và gia đình… cho Tổ quốc. Những đóng góp của họ không nhằm mục đích và không thể tính toán giá trị để hoàn trả, bù đắp. Ngoài căn cứ đặc biệt này, việc xác định chủ thể được thụ hưởng trong quan hệ ưu đãi cũng căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể của đối tượng, như các quan hệ an sinh khác. Tuy nhiên, đó không phải là căn cứ chính để xác định chủ thể trong quan hệ ưu đãi xã hội.
Thứ hai, quan hệ pháp luật ưu đãi xã hội được thiết lập không chỉ nhằm mục đích tương trợ cộng đồng mà chủ yếu để thực hiện sự ưu đãi của Nhà nước đối với người có công.
Nhìn chung, các quan hệ pháp luật an sinh xã hội đều thể hiện mục đích chính là để tương trợ cộng đồng trong xã hội. Quan hệ ưu đãi xã hội cũng thể hiện mục đích này trong việc xác định đối tượng được hưởng chủ yếu là những người gặp khó khăn như người bị thương tật, người già, trẻ mồ côi… Tuy nhiên, cũng như đặc điểm trên, đó không phải là mục đích chính của việc thiết lập quan hệ pháp luật này. Nếu chỉ để trợ giúp những đối tượng đó thì không cần phải hình thành chế độ ưu đãi xã hội riêng mà họ có thể được giúp đỡ thông qua các loại chế độ an sinh xã hội khác như bảo hiểm xã hội, cứu trợ xã hội. Khác với hệ thống an sinh xã hội của nhiều nước khác, hệ thống an sinh xã hội của Việt Nam xác định chế độ ưu đãi xã hội là một trong những nội dung quan trọng, để thực hiện mục đích chủ yếu là ưu tiên, ưu đãi đối với những người có công. Vì vậy, chủ thể hưởng ưu đãi là người có công, thường được trợ cấp ưu đãi cao hơn các mức trợ cấp khác trong hệ thống an sinh xã hội. Thậm chí Nhà nước chủ trương đảm bảo mức ưu đãi xã hội cao hơn mức sống trung bình của người dân. Nội dung của ưu đãi xã hội cũng rộng rãi hơn các chế độ an sinh khác. Người được ưu đãi không chỉ được trợ cấp đảm bảo cuộc sống mà còn được hưởng các chế độ ưu đãi toàn diện về y tế, giáo dục, việc làm, nhà ở và các ưu đãi về đời sống tinh thần; bao hàm hầu hết các nhu cầu thiết yếu của con người trong xã hội. Tuy nhiên, điều đó không làm mất đi tính chất an sinh xã hội của quan hệ này bởi vì chỉ có những đối tượng có công gặp khó khăn hoặc Có thể bị khó khăn hơn do những cống hiến của mình cho Tổ quốc mới được xác định là chủ thể được ưu đãi. Những người có công trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá nghệ thuật, thể thao… cống hiến và mang lại vinh quang cho dân tộc, được tôn vinh các danh hiệu, ví dụ, thầy thuốc ưu tú, nhà giáo nhân dân… nhưng họ không gặp khó khăn trong cuộc Sống vì những gì đã cống hiến cho đất nước nên không phải là chủ thể chủ yếu của quan hệ pháp luật ưu đãi xã hội.
Chủ thể của quan hệ pháp luật lưu đãi xã hội
1. Người ưu đãi
Người ưu đãi trong quan hệ pháp luật ưu đãi xã hội là người đảm bảo thực hiện các chế độ ưu đãi đối với người có Công theo quy định của pháp luật. Nhà nước là chủ thể có trách nhiệm phải thực hiện chế độ này bởi người được ưu đãi xã hội là những người có công với nước.
Vì vậy, có thể gọi bén người ưu đãi trong quan hệ pháp luật tru đãi xã hội là cơ quan ưu đãi xã hội. Hệ thống các cơ quan nhà nước thực hiện chế độ ưu đãi đối với người có công bao gồm: Ở cấp trung ương có Bộ lao động, thương binh và xã hội, cụ thể là Cuộc thương binh, liệt sỹ và người có công thuộc Bộ; ở cấp tỉnh có sở lao động, thương binh và xã hội, cụ thể là phòng thương binh, liệt sỹ và người có công thuộc trực thuộc sở, cấp huyện là phòng lao động, thương binh và xã hội trực thuộc uỷ ban nhân dân huyện. Phòng này thường ký hợp đồng trách nhiệm với các uỷ ban nhân dân cấp xã chi trả trực tiếp các chế độ ưu đãi người có công và tạm ứng, thanh quyết toán theo quy định về tài chính. Trực thuộc các cơ quan hành chính nói trên còn có các đơn vị sự nghiệp thực hiện các chế độ ưu đãi xã hội như các cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng, điều trị, phục hồi chức năng… được Nhà nước phân cấp quản lý. Bên cạnh các cơ quan chức năng thực hiện các chế độ ưu đãi ổn định, Nhà nước còn tổ chức Quỹ “đền ơn đáp nghĩa” ở tất cả các cấp hành chính để vận động sự ủng hộ tự nguyện của các cá nhân, tổ chức và tiếp nhận sự ủng hộ trong nước và quốc tế để cùng Nhà nước chăm sóc người có công. Tổ chức này cũng là người ưu đãi xã hội trên cơ sở huy động nguồn tài chính bổ sung cho các chế độ ưu đãi từ ngân sách nhà nước để hỗ trợ thêm cho đời sống người có công và tu bổ các công trình ghi công, tưởng niệm… theo quy định của pháp luật.
Các cơ quan, tổ chức nói trên có thẩm quyền và phải thực hiện chức năng ưu đãi xã hội từ thời điểm được Nhà nước thành lập.
Ngoài ra, các tổ chức, cá nhân khác nếu có khả năng và lòng hảo tâm cũng có thể thực hiện ưu đãi đối với những người có công như xây nhà tình nghĩa, nuôi dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng… trên cơ sở tình cảm và nhận thức về trách nhiệm xã hội của mình. Tuy nhiên, quan hệ này chỉ thuần tuý là quan hệ xã hội, không phải là quan hệ pháp luật ưu đãi xã hội do pháp luật của Nhà nước không điều chỉnh.
2. Người được ưu đãi
Người được ưu đãi là những người được trực tiếp hưởng các chế độ ưu đãi xã hội theo quy định của pháp luật do có những đóng góp hy sinh hoặc có người thân đóng góp hy sinh cho sự nghiệp cách mạng, cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đó có thể là bà mẹ Việt Nam anh hùng, các anh hùng, thương binh, bệnh binh, người tham gia, hoạt động kháng chiến, thanh niên xung phong… Trong một số trường hợp người được ưu đãi là thân nhân của người có công như thân nhân của liệt sỹ, con thương binh, bệnh binh… Những chủ thể này được quyền hưởng các chế độ ưu đãi xã hội nếu có đủ điều kiện và hoàn tất các thủ tục cần thiết theo quy định của pháp luật, không phụ thuộc vào năng lực hành vi của họ.
Họ có thể thực hiện các quyền của người được ưu đãi trực tiếp | hoặc thông qua người đại diện hợp pháp, hoặc thông qua các cơ sở nuôi dưỡng, điều trị… tuỳ thuộc vào hoàn cảnh và năng lực hành vi dân sự của họ. Các hình thức ưu tiên, ưu đãi đối với họ cũng rất phong phú có thể là trợ cấp ưu đãi để đảm bảo đời sống vật chất, có thể là nhà ở, có thể là sự ghi công… Tuy nhiên, cũng tuỳ theo từng đối tượng người có công mà điều kiện hưởng, mức hưởng cũng như chế độ ưu tiên ưu đãi đối với họ là khác nhau. Có đối tượng được hưởng trợ cấp một lần, có đối tượng được hưởng trợ cấp hàng tháng… Nhìn chung, mức ưu đãi cũng như chế độ ưu tiên, ưu đãi phụ thuộc đối với đất nước và hoàn cảnh của người được ưu đãi.