Bài viết này chúng tôi sẽ trả lời câu hỏi: Xác định biên giới quốc gia trên đất liền giữa các nước có chung đường biên giới như thế nào?
Để bảo vệ Tổ quốc hình chữ S như hiện nay, Việt Nam đã phải trải qua biết bao nhiêu cuộc chiến tranh, tổn thất rất nhiều. Ngày nay, biên giới quốc gia được biết đến là đường cắt, được lấy làm căn cứ ngăn giữa 2 quốc gia, do 2 quốc gia xác định và ký kết với nhau. Vậy pháp luật quy định biên giới quốc gia là gì? Xác định biên giới quốc gia trên đất liền giữa các nước có chung đường biên giới như thế nào?
Biên giới quốc gia là gì?
Điều 1 Luật Biên giới quốc gia năm 2003 quy định như sau:
Biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đường và mặt thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Theo đó, đường biên giới quốc gia quy định nêu trên gồm biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển. Và mặt thẳng đứng gồm mặt thẳng đứng theo biên giới quốc gia trên đất liền, biên giới quốc gia trên biển xuống lòng đất và lên vùng trời.
Các loại biên giới quốc gia
Biên giới quốc gia gồm:
– Biên giới trên bộ: Là đường biên giới được xác định trên đất liền, trên đảo, trên sông, hồ, kênh, biển nội địa… Biên giới trên bộ phổ biến được quy định trong các điều ước quốc tế giữa các nước hữu quan (trừ một số trường hợp ngoại lệ) và một số điều ước quốc tế đặc biệt hoặc các quyết định của các cơ quan tài phán quốc tế khi các bên hữu quan đồng ý.
– Biên giới trên biển: Là đường vạch ra để phân định vùng lãnh hải của quốc gia với vùng biển tiếp liền mà quốc gia ven bờ có quyền chủ quyền hoặc với nội thủy, lãnh hải của quốc gia khác có bờ biển đối diện hay kề bên bờ biển của quốc gia này.
– Biên giới trên không và biên giới lòng đất: Được luật quốc tế thừa nhận chung dưới dạng tập quán quốc tế trên cơ sở của đường biên giới trên bộ, trên biển. Tuân thủ những biên giói này là nghĩa vụ bắt buộc của tất cả các quốc gia.
Vậy Xác định biên giới quốc gia trên đất liền giữa các nước có chung đường biên giới như thế nào?
Xác định biên giới quốc gia trên đất liền giữa các nước có chung đường biên giới như thế nào?
Biên giới quốc gia trên đất liền giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các nước láng giềng được xác định bằng hệ thống mốc quốc giới, Hiệp ước về hoạch định biên giới giữa Việt Nam với các nước láng giềng cùng các bản đồ, Nghị định thư kèm theo các Hiệp ước đó.
Việc xác định biên giới quốc gia trên đất liền được xác định theo trình tự như sau:
Một là: Xác định biên giới quốc gia
Đây là bước đặt biệt quan trọng với những hoạt động pháp lý nhằm xác định vị trí, hướng đi của đường biên giới. Toàn bộ việc hoạch định phải được tiến hành trên cơ sở tồn trọng chủ quyền của nhau, bình đẳng, các bên cùng có lợi. Phương pháp hoạch định là thông qua đàm phán và một số con đường hòa bình. Nếu có tranh chấp mà không tự giải quyết được 2 bên sẽ nhờ bên thứ ba. Yêu cầu được đặt ra như sau:
+ Đưa ra được các nguyên tắc để làm cơ sở cho việc xác định đường biên giới;
+ Các điểm được lựa chọn để xác định vị trí, hướng đi của đường biên giới phải rõ ràng, tránh gây khó dễ, tranh chấp cho quá trình phân giới, cắm mốc sau này. Yêu cầu việc lựa chọn phải vừa đạt độ chính xác cao, vừa phù hợp với các yếu tố địa hình thực tế.
Về mặt thực tế, việc xác định biên giới quốc gia có thể có 2 hình thức:
– Thứ nhất, hoạch định biên giới mới.
– Thứ hai, sử dụng các đường ranh giới đã có (nguyên tắc Uti possidetis).
Hai là: Phân giới và cắm mốc thực địa
Phân giới là quá trình thực địa hoá đường biên giới trong hiệp định. Đây là công việc mang tính vật chất, cụ thể để đưa đường biên giới được hoạch định trong các văn bản và bản đồ ra thực địa, cố định nó bằng các mốc dấu quốc giới với các phương pháp kỹ thuật đo đạc chính xác.
Việc cắm mốc có thể tiến hành theo phương pháp cuốn chiếu (phân giới đến đâu cắm mốc đến đó) hoặc phân giới xong mới thực hiện cắm mốc. Các mốc dấu biên giới đóng vai trò là cơ sở để xác định vị trí, hướng đi của đường biên giới trên thực địa. Vì thế, yêu cầu mức đô chính xác của các mốc dấu rất cao và hai bên phải cùng làm.
Cách xác định biên giới quốc gia trên biển
Bên cạnh việc xác định biên giới trên đất liền thì xác định biên giới quốc gia trên biển cũng rất được quan tâm, đặc biệt là khu vực biển Đông. Theo Điều 5 Nghị định 140/2004/NĐ-CP, cách xác định biên giới quốc gia trên biển được quy định như sau:
– Biên giới quốc gia trên biển là ranh giới phía ngoài lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải của các quần đảo Việt Nam.
Ở những nơi lãnh hải, nội thuỷ hoặc vùng nước lịch sử của Việt Nam tiếp giáp với lãnh hải, nội thuỷ hoặc vùng nước lịch sử của nước láng giềng, biên giới quốc gia trên biển được xác định theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết với các nước láng giềng đó.
– Biên giới quốc gia trên biển được xác định và đánh dấu bằng các toạ độ trên hải đồ theo quy định của pháp luật Việt Nam và Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.
Trên đây là nội dung bài viết Xác định biên giới quốc gia trên đất liền giữa các nước có chung đường biên giới như thế nào?Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.