Bác sĩ là công chức hay viên chức? 2023

Bác sĩ là công chức hay viên chức? Đây là thắc mắc sẽ được chúng tôi chia sẻ, làm rõ qua nội dung bài viết này

Thực tế, các khái niệm cán bộ, công chức, viên chức rất dễ bị nhầm lẫn. Do đó, việc xác định một cá nhân đảm nhiệm công việc trong các cơ quan, đơn vị là cán bộ, công chức hay viên chức khá khó khăn. Trong bài viết Bác sĩ là công chức hay viên chức?, chúng tôi sẽ giúp Quý độc giả phân biệt, xác định cán bộ, công chức và viên chức. Mời Quý vị theo dõi nội dung:

Phân biệt cán bộ, công chức, viên chức

Để có căn cứ xác định Bác sĩ là công chức hay viên chức? Chúng tôi sẽ giúp Quý vị phân biệt cán bộ, công chức và viên chức. Cụ thể, Quý vị tham khảo bảng dưới đây:

Tiêu chí Cán bộ Công chức Viên chức
Khái niệm Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở cấp tỉnh, ở cấp huyện, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

(Khoản 1 Điều 4 Luật cán bộ, công chức 2008).

Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức CT-XH ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc QĐND mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc CAND mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

(Khoản 1 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019)

Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

(Điều 2 Luật Viên chức 2010)

 

Chế độ làm việc Làm việc theo nhiệm kỳ đã được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm. Làm công việc công vụ mang tính thường xuyên. Làm việc theo thời hạn của hợp đồng làm việc
Chế độ tiền lương Hưởng lương từ ngân sách nhà nước Hưởng lương từ ngân sách nhà nước Hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập
Các chế độ bảo hiểm Phải tham gia BHXH bắt buộc, BHYT

(Điều 2 Luật BHXH 2014, Khoản 6 Điều 1 Luật BHYT sửa đổi 2014)

Phải tham gia BHXH bắt buộc, BHYT

(Điều 2 Luật BHXH 2014, Khoản 6 Điều 1 Luật BHYT sửa đổi 2014)

Phải tham gia BHXH bắt buộc, BHYT

(Điều 2 Luật BHXH 2014, Khoản 6 Điều 1 Luật BHYT sửa đổi 2014)

Không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp

(Khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm)

Không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

(Khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm 2013)

Phải tham gia Bảo hiểm thất nghiệp.

(Khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm)

Hình thức xử lý kỷ luật – Khiển trách.

– Cảnh cáo.

– Cách chức.

– Bãi nhiệm.

(Điều 15 Nghị định 112/2020/NĐ-CP)

* Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý:

– Khiển trách.

– Cảnh cáo.

– Hạ bậc lương.

– Buộc thôi việc.

* Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý:

– Khiển trách.

– Cảnh cáo.

– Giáng chức.

– Cách chức.

– Buộc thôi việc.

(Điều 7 Nghị định 112/2020/NĐ-CP)

* Đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý:

– Khiển trách.

– Cảnh cáo.

– Buộc thôi việc.

* Đối với viên chức quản lý:

– Khiển trách.

– Cảnh cáo.

– Cách chức.

– Buộc thôi việc.

(Điều 15 Nghị định 112/2020/NĐ-CP)

Bác sĩ là công chức hay viên chức?

Viên chức có một số đặc điểm sau:

+ Chế độ làm việc : Không phân thành ngạch mà phân thành hạng viên chức (phân thành 04 hạng khác nhau) và làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc. Viên chức được đơn phương chấm dứt hợp đồng hoặc đơn vị sự nghiệp công lập được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức theo các trường hợp được quy định trong Luật Viên chức.

+  Việc tuyển dụng phải căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập. Đối với viên chức thì đối với một số lĩnh vực hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao tuổi dự tuyển có thể thấp hơn theo quy định của pháp luật, đồng thời phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật.

+ Làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập.

+ Làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc và hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập.

+ Hình thức kỷ luật bao gồm: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức và buộc thôi việc (không có hình thức hạ bậc lương, giáng chức).

Theo những phân tích trên, nếu bác sỹ được tuyển dụng vào đơn vị sự nghiệp công lập làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập thì sẽ là viên chức.

Giải đáp một số thắc mắc về xác định công chức, viên chức

Bên cạnh thắc mắc Bác sĩ là công chức hay viên chức? Quý vị có một số thắc mắc tương tự. Chúng tôi sẽ làm rõ luôn trong bài viết:

Giáo viên là công chức hay viên chức?

Viên chức là người làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật còn công chức là người được bổ nhiệm, tuyển dụng vào các cơ quan:

– Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;

– Cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng;

– Trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an.

Trong đó, các đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị… thành lập, có tư cách pháp nhân, thuộc các lĩnh vực y tế, giáo dục… trực thuộc các Bộ, Tổng cục và tương đương,…

Theo khoản 1 Điều 66 Luật Giáo dục năm 2019, giáo viên là người dạy các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, dạy trình độ sơ cấp, trung cấp, đại học…

Như vậy, các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, sơ cấp, trung cấp, đại học… thuộc lĩnh vực nghề nghiệp giáo dục nếu trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo thì sẽ là đơn vị sự nghiệp công lập.

Đồng nghĩa với đó, giáo viên làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập sẽ là viên chức.

Giảng viên đại học là công chức hay viên chức?

Tương tự với trường hợp giáo viên, giảng viên đại học là viên chức theo khái niệm viên chức của Luật Viên chức.

Hiệu trưởng là công chức hay viên chức?

Trước đây, theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008, công chức bao gồm cả người được tuyển dụng, bổ nhiệm làm lãnh đạo, quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội.

Tuy nhiên, sau khi Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức năm 2019 được ban hành và có hiệu lực từ ngày 01/7/2020, khái niệm công chức đã bị sửa đổi, bổ sung. Theo đó, đối tượng quản lý, lãnh đạo trong đơn vị sự nghiệp công lập không còn là công chức.

Đồng nghĩa, Hiệu trưởng tại các trường công lập hiện nay không còn là công chức. Tuy nhiên, mặc dù không còn là công chức nhưng hiệu trưởng tại các trường công vẫn tiếp tục được hưởng các chế độ, chính sách về công chức cho đến hết thời hạn bổ nhiệm.

Theo giải thích về viên chức quản lý tại khoản 1 Điều 3 Luật Viên chức, được sửa đổi bởi Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 thì: Viên chức quản lý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và được hưởng phụ cấp chức vụ quản lý. Như vây, Hiệu trưởng trường công lập là viên chức quản lý.

Giám đốc bệnh viên là công chức hay viên chức?

Theo cách lý giải về hiệu trưởng trên đây, giám đốc bệnh viện công lập – người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập được xác định là viên chức quản lý.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com