Ngay từ khi còn ngồi trên ghế của ngôi trường cấp 3 yêu dấu chắc hẳn rằng tất cả mọi học sinh đều có mong ước của riêng mình đối với những ngành nghề, những cơ sở đào tạo có ngành nghề đó.
Gợi ý bài thu hoạch tuần sinh hoạt công dân học sinh sinh viên:
Câu 1: Nêu lý do anh/chị chọn cơ sở đào tạo?
Ngay từ khi còn ngồi trên ghế của ngôi trường cấp 3 yêu dấu chắc hẳn rằng tất cả mọi học sinh đều có mong ước của riêng mình đối với những ngành nghề, những cơ sở đào tạo có ngành nghề đó. Đối với riêng bản thân tôi quyết định lựa chọn theo đuổi chuyên nhành luật luôn là niềm đam mê cháy bỏng từ ngày đó. Sau đây tôi xin đưa ra một số lý do khiến bản thân quyết định chọn cơ sở đào tạo như sau:
Thứ nhất: Luôn biết cách bảo vệ được bản thân và gia đình:
Biết tuân thủ theo những quy định của Pháp luật, biết đánh giá mối quan hệ đúng sai, phù hợp hay chưa phù hợp là một cái nhìn khách quan mà chỉ có những người học luật mới có thể đánh giá được.
Thứ hai: Phục vụ những nhu cầu của xã hội:
Đôi với sự phát triển của xã hội ngày nay, sự phát sinh của những mối quan hệ được pháp luật bảo vệ. Bởi vậy mà nhu cầu của xã hội càng ngày càng cao thì đòi hỏi con người phải đưa ra những quy tắc để điều chỉnh và thực hiện. Từ đó chúng ta nhận ra được một sự thật cũng – cầu trong xã hội ngày nay. Từ những việc đơn giản như đăng ký khai sinh, đăng ký kết hôn, những dịch vụ buôn bán nhà ở, đất đai, thành lập doanh nghiệp,…
Nghề luật giống như bao ngành nghề phục vụ xã hội nhưng người học luật được coi trọng vì họ có hiểu biết nhất định về các lĩnh vực, khi bạn gặp khó khăn hay khúc mắc ở bất kì một lĩnh vực nào, bạn chỉ có thể tìm thấy luật sư tư vấn giúp bạn.
Thứ ba: Có thu nhập tốt:
Nhà nước ta rất xem trọng nghề luật. Đối với những người hành nghề luật trong biên chế Nhà nước như thẩm phán, kiểm sát viên, chấp hành viên, mức lương Nhà nước trả thưởng cao hơn các nghề khác.
Bên cạnh đó, những ngành nghề bên ngoài như những dịch vụ tư vấn pháp luật, dịch vụ tham gia tố tụng,… cũng có hoa hồng cao so với những ngành nghề khác.
Câu 2: Quyền và nghĩa vụ của học sinh, sinh viên?
Sau khi tham gia tuần sinh hoạt công dân học sinh sinh viên, tôi đã nắm rõ những quyền và nghĩa vụ của học sinh viên viên:
Quyền của học sinh sinh viên:
Thứ nhất: Được nhận vào học đúng ngành nghề đã đăng ký dự tuyển nếu:
+ Đủ điều kiện dự thi.
+ Đủ các điều kiện xét tuyển do hội đồng tuyển sinh trường quy định cho mỗi khóa tuyển sinh và từng ngành nghề.
Thứ hai: Nếu trường có chỉ tiêu tuyển sinh đi học nước ngoài theo các Hiệp định Nhà nước, sinh viên, học sinh có nguyện vọng và có đủ các điều kiện quy định, được quyền đăng ký vào diện dự tuyển đi học nước ngoài theo quy chế tuyển sinh đi học nước ngoài hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Thứ ba: Được sử dụng thư viện, các trang thiết bị và phương tiện phục vụ học tập, thí nghiệm, nghiên cứu khoa học để nâng cao trình độ theo quy định của trường.
Thứ tư: Học sinh sinh viên sau khi đăng ký chính thức và được trường đang học cho phép, thì được khuyến khích học tập theo chương trình cá nhân, học vượt thời hạn quy định, cùng một lúc ở nhiều ngành trong một trường và nhiều trường, thi lấy nhiều bằng, học thêm ngoại ngữ, tham gia nghiên cứu khoa học, thi học sinh, sinh viên giỏi.
Thứ năm, trong thời gian học tập, học sinh sinh viên hệ chính quy được hưởng quyền lợi vật chất và tinh thần theo chế độ chính sách hiện hành của Nhà nước như: tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự trong thời bình (đối với học sinh sinh viên), được cấp học bổng khuyến khích, nếu đạt được tiêu chuẩn quy định. Học sinh sinh viên thuộc diện chính sách xã hội được hưởng trợ cấp xã hội và miễn giảm học phí. Học sinh sinh viên nghèo vượt khó học tập có thể được xem xét miễn giảm học phí, được trợ cấp khó khăn tùy theo điều kiện của trường, học sinh sinh viên đạt loại giỏi, ngoài học bổng khuyến khích do ngân sách Nhà nước cấp, còn được hưởng các loại học bổng khuyến khích do ngân sách Nhà nước cấp, còn được hưởng các loại học bổng khuyến khích tài năng khác do các tổ chức, các cá nhân tài trợ cho trường.
Thứ sáu, học sinh sinh viên được nhà trường phổ biến nội quy, quy chế về học tập, thực tập, về chế độ chính sách của nhà nước có liên quan tới học sinh sinh viên; được đóng góp ý kiến với Hiệu trưởng về mục tiêu, chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo, được đề đạt nguyện vọng và khiếu nại lên Hiệu trưởng giải quyết các vấn đề có liên quan đến cá nhân và tập thể học sinh sinh viên như học tập, môi trường đào tạo, ăn, ở, sinh hoạt và các mặt trong đời sống tinh thần.
Thứ bảy, học sinh sinh viên được chăm lo, bảo vệ sức khỏe theo chế độ hiện hành của Nhà nước.
Thứ tám, học sinh sinh viên được quyền cử đại diện vào các Hội đồng trường, Hội đồng khen thưởng và kỷ luật, Hội đồng xét học bổng và các hội đồng khác của trường có liên quan đến học sinh sinh viên. Học sinh sinh viên được khuyến khích và tạo điều kiện hoạt động trong các tổ chức Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội sinh viên, tham gia các tổ chức tự quản của học sinh sinh viên, các hoạt động xã hội có liên quan ở trong và ngoài trường, các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao lành mạnh, phù hợp với mục tiêu đào tạo của trường.
Thứ chín, học sinh sinh viên được nhà trường giúp đỡ để tìm việc làm khi ra trường (giới thiệu nhu cầu xã hội, cơ sở cần tuyển lao động, cấp giấy giới thiệu, hồ sơ để học sinh sinh viên tự tìm việc làm). Học sinh sinh viên đạt loại khá, giỏi mà trong quá trình học tập ở trường không bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên được nhà trường ưu tiên trong giới thiệu tìm việc làm.
Thứ mười, khi tốt nghiệp đạt loại giỏi, nếu có nguyện vọng, học sinh sinh viên được nhà trường xem xét học chuyển tiếp ở các cấp, bậc học cao hơn theo quy chế tuyển sinh hiện hành của các cấp, bậc học.
Thứ mười một, học sinh sinh viên hàng năm được nghỉ học, nghỉ tết, nghỉ lễ theo quy định.
Thứ mười hai, học sinh sinh viên được quyền xin thôi học hoặc nghỉ học có thời hạn (trong khuôn khổ quy chế học tập, thi, kiểm tra) vì lý do cá nhân (hoàn cảnh gia đình khó khăn, sức khỏe, đi học tự túc ở nước ngoài,…). Trong các trường hợp này học sinh sinh viên phải tự làm đơn trình Hiệu trưởng xem xét quyết định.
Thứ mười ba, trong phạm vi một trường nếu quy trình, chương trình và nội dung đào tạo cho phép, được chuyển đổi ngành học với điều kiện:
+ Đã học xong năm thứ nhất, xong năm đầu của giai đoạn II tại những trường tuyển theo ngành và đào tạo theo hai giai đoạn và đủ điểm xét tuyển quy định đối với thí sinh dự thi vào ngành đó trong kỳ thi tuyển sinh vào giai đoạn I và giai đoạn II.
+ Đã học xong năm thứ nhất hoặc học ở các trường không thi tuyển theo ngành hoặc chưa thực hiện quy trình đào tạo hai giai đoạn.
+ Có đơn xin thay đổi ngành học với các lý do chính đáng và được Hiệu trưởng chấp nhận.
Nghĩa vụ của học sinh sinh viên:
Thứ nhất: Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, các quy chế và nội quy hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan chủ quản của trường:
Trong học tập rèn luyện học sinh sinh viên phải:
+ Nộp đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết theo quy định ghi trong giấy triệu tập khi đến trường.
+ Có mặt trong thời hạn quy định ghi trong giấy triệu tập đến trường.
+ Thực hiện đầy đủ quy định về việc khám sức khỏe khi mới vào trường và khám sức khỏe định kì trong thời gian học tập theo quy định của Thông tư Liên Bộ Y tế – Đại học THCN và DN (nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo).
+ Thực hiện đầy đủ quy chế và nội quy về học tập, thực tập. Không được tự ý nghỉ học, nghỉ thực tập, khi chưa được phép của trường. Nghiêm cấm mọi hành vi gian lận trong học tập, trực hộ người khác hoặc nhờ người khác thi, thực tập, trực hộ nhờ hoặc làm hộ bài tập lớn, đồ án, luận văn tốt nghiệp.
+ Lễ phép đối với thầy cô giáo, cán bộ quản lý và nhân viên phục vụ trong trường.
+ Nghiêm chỉnh chấp hành luật nghĩa vụ quân sự, nhất là khi có lệnh điều động tham dự huấn luyện sĩ quan dự bị trong quá trình học tập ở trường hoặc phục vụ trong các lực lượng vuc trang sau khi tốt nghiệp.
+ Giữ gìn và bảo vệ tài sản của nhà trường. Nếu làm mất mát, hư hỏng phải bồi thường thiệt hại.
+ Đóng học phí đầy đủ trong thời hạn quy định của nhà trường, nếu thuộc diện đóng học phí.
+ Tham gia đóng góp lao động công ích xây dựng nhà trường.
+ Khi có nhu cầu phân công công tác, học sinh sinh viên tốt nghiệp đều phải nghiêm chỉnh chấp hành sự phân công đến làm việc tại nơi quy định trong một thời gian nhất định. Nếu không chấp hành phải bồi thường hoàn toàn kinh phí đào tạo cho trường, (trừ phần học phí đã đóng góp trong quá trình đào tạo). Những người trả lại đày đủ kinh phí đào tạo có thể tìm nơi làm việc theo ý muốn, ngay cả khi có nhu cầu phân công công tác. Những người đang học tại các trường đào tạo có nguyện vọng xin đi cư trú nước ngoài phải bồi hoàn kinh phí đào tạo cho trường.
Thứ hai: Trong sinh hoạt và tham gia các hoạt động xã hội:
+ Học sinh sinh viên nội trú phải chấp hành nghiêm chỉnh nội quy ký túc xá, thực hiện đầy đủ những cam kết được ghi trong hợp đồng với bộ phận quản lý ký túc xá. Đóng lệ phí ký túc xá đầy đủ và đúng hạn.
+ Nghiêm cấm học sinh sinh viên tàng trữ vuc khí, chất nổ, chất dễ cháy, các loại hóa chất độc hại khác và hàng lậu.
+ Nghiêm cấm học sinh sinh viên đánh bạc, tiêm chích, hút thuốc phiện, say rượu, lưu hành văn hóa phẩm đồi trụy và các biểu hiện vi phạm đạo đức khác.
+ Học sinh sinh viên không được tự ý thành lập hoặc tham gia hoạt động trong các hội, các tổ chức chính trị và các hoạt động mang tính chất chính trị khác khi chưa được phép của Hiệu trưởng và các cơ quan có thẩm quyền theo luật định.
+ Học sinh sinh viên không được làm điều gì ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong trường, ngoài xã hội và trong các ký túc xá. Thực hiện nếp sống văn minh lành mạnh.
Câu 3: Anh/chị cho biết các chế độ, chính sách của Nhà nước ta đối với người học hiện nay?
Câu trả lời gợi ý:
Nhà nước ta hiện nay có rất nhiều chính sách để khuyến khích học sinh sinh viên học tập nhưng tôi xin nêu ra chính sách miễn giảm học phí đối với học sinh sinh viên:
Thứ nhất, miễn giảm 100% học phí:
+ Đối tượng 1:
Người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng theo Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng được hợp nhất tại văn bản số 01/VBHN-VPQH ngày 30/07/2012 của Văn phòng Quốc hội. Cụ thể:
Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; Thương binh; Người hưởng chính sách như thương binh; Anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến (nếu có).
Con của người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 (nếu có); con của người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 (nếu có); con của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; con của Anh hùng Lao động trong thời kì kháng chiến; con của liệt sỹ; con của thương binh; con của người hưởng chính sách như thương binh; con của bệnh binh; con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.
+ Đối tượng 2:
Sinh viên bị tàn tật, khuyết tật thuộc diện hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
+ Đối tượng 3:
Người từ 16 tuổi đến 22 tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 – Điều 5 – Nghị định dố 136/2013/ND-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội. Cụ thể:
Bị bỉ rơi chưa có người nhận làm con nuôi;
Mồ côi cả cha và mẹ;
Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại mất tích theo quy định của pháp luật;
Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội;
Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt từ trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
Cả cha và mẹ mất tích theo quy định của pháp luật;
Cả cha và mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội;
Cả cha và mẹ đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
Cha hoặc mẹ mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại hưởng chế độ chăm sóc , nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội;
Cha hoặc mẹ mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
Cha hoặc mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
+ Đối tượng 4:
Sinh viên là người dân tộc thiểu số thuộc hội nghèo hoặc hộ cận nghèo theo quy định của Thủ trướng Chính phủ.
+ Đối tượng 5:
Sinh viên là người dân tộc thiểu số rất ít người ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn (người dân tộc thiểu số rất ít người bao gồm: La Hủ, La Ha, Pà Thẻn, Lự, Ngái, Chứt, Lô Lô, Mảng, Cống, Cờ Lao, Bố Y, Si La, Pu Péo, Rơ Măm, Brau, Ơ Đu)
Thứ hai, đối tượng được giảm 70% học phí:
Sinh viên là người dân tộc thiểu số (không phải là dân tộc thiểu số rất ít người) ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
Thứ ba, đối tượng được giảm 50% học phí:
Sinh viên là con cán bộ, công nhân, viên chức mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên.
Nhà nước ta luôn coi việc học tập là một rong những vấn đề quan trọng, vậy nên có rất nhiều chính sách khuyến khích việc học tập. Ngoài chính sách miễn, giảm học phí còn rất nhiều chính sách để giúp đỡ, khuyến khích học sinh sinh viên khác.
Trên đây là gợi ý bài thu hoạch tuần sinh hoạt công dân học sinh sinh viên.