Bảo hiểm tiền gửi là gì? Mục đích bảo hiểm tiền gửi? 2023

Bảo hiểm tiền gửi là sự bảo đảm hoàn trả tiền gửi cho người được bảo hiểm tiền gửi trong hạn mức trả tiền bảo hiểm khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền hoặc phá sản.

Hiện nay, các chính sách về bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam đã và đang đem lại hiệu quả tích cực trong việc tạo dựng niềm tin của người gửi tiền cũng như thể hiện được hệ thống an toàn và bảo đảm tính minh bạch của hoạt động ngân hàng. Những năm gần đây, bảo hiểm tiền gửi cũng đã triển khai có hiệu quả các hoạt động nghiệp vụ của mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích của người gửi tiền tại các Tổ chức bảo hiểm tiền gửi.

Bảo hiểm tiền gửi là gì?

Bảo hiểm tiền gửi là sự bảo đảm hoàn trả tiền gửi cho người được bảo hiểm tiền gửi trong hạn mức trả tiền bảo hiểm khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền hoặc phá sản căn cứ quy định tại khoản 1 – Điều 4 Luật Bảo hiểm tiền gửi năm 2012.

Như vậy, qua quy định của pháp luật hiện hành có thể thấy bảo hiểm tiền gửi là một sự bảo đảm cho quyền lợi của người có tiền gửi tiết kiệm. Trong trường hợp có rủi ro xảy ra với đơn vị gửi tiền tiết kiệm thì bên bảo hiểm tiền gửi sẽ tiến hành chi trả theo quy định khi ký kết.

Người gửi tiền sẽ không phải trả bất cứ khoản tiền nào thêm để được hưởng chính sách bảo hiểm tiền gửi. Mà đây là quy định của ngân hàng nhà nước với mục đích bảo vệ lợi ích hợp pháp của người có tiền gửi. Ngân hàng và tổ chức tài chính nơi gửi tiền sẽ là người có trách nhiệm mua bảo hiểm tiền gửi cho khách hàng của mình.

Mục đích của bảo hiểm tiền gửi

Khi gửi tiền tiết kiệm vào các tổ chức tín dụng, người gửi tiền luôn có những lo lắng bất an là có căn cứ. Chính vì vậy, chính sách của bảo hiểm tiền gửi sẽ là biện pháp hữu hiệu bảo vệ người gửi tiền. Và sau đây sẽ là những mục đích của bảo hiểm tiền gửi:

Thứ nhất: Bảo vệ lợi ích của người gửi tiền tại các ngân hàng và tổ chức tài chính

Thứ hai: Việc thiết lập các chính sách bảo hiểm tiền gửi sẽ là công cụ hữu hiệu bảo đảm cho hệ thống tài chính quốc gia ổn định và không bị ảnh hưởng. Đồng thời giúp cho thị trường tài chính ngày càng an toàn có tính cạnh tranh công bằng hơn

Thứ ba: Luật bảo hiểm tiền gửi năm 2012 ra đời phần nào quy định các vấn đề liên quan đến bảo hiểm tiền gửi. Như vậy một mục đích nữa là quy định rõ quyền hạn cũng như trách nhiệm của các đối tượng tham gia vào quan hệ tiền gửi tại ngân hàng và các tổ chức có chức năng.

Những loại tiền gửi được bảo hiểm gồm những gì?

Khi có nhu cầu gửi tiền cái người ta quan tâm sẽ là những loại tiền gửi thế nào sẽ được bảo hiểm?

Hiện nay, pháp luật cũng quy định rõ những tiêu chí đối với tiền gửi để xác định tiền gửi đó được bảo hiểm hay không? Đối với những tiền gửi được bảo hiểm phải có các yếu tố như: phải là tiền gửi bằng đồng Việt Nam của cá nhân gửi tại các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức tiền gửi khác theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng.

Lưu ý các trường hợp tiền gửi không được bảo hiểm

Qua phân tích Bảo hiểm tiền gửi là gì tại phần đầu tiên, điều dễ dàng có thể nhận thấy đó là người gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng hay tổ chức tài chính sẽ được bảo đảm khỏi những rủi ro không đáng có khi gửi tiền. Nhưng thực tế theo quy định của pháp luật thì có những trường hợp khoản tiền gửi sẽ không được bảo hiểm. Những trường hợp này cần đặc biệt lưu ý để không gặp phải những rắc rối và nhầm lẫn đáng tiếc. Cụ thể:

Tại Điều 19 Luật Bảo hiểm tiền gửi năm 2012 và khoản 2 Điều 4 Nghị định số 68/2013/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật bảo hiểm tiền gửi năm 2012 quy định các trường hợp như sau:

– Tiền gửi tại tổ chức tín dụng của cá nhân là người sở hữu trên 5% vốn điều lệ của chính tổ chức tín dụng đó.

– Tiền gửi tại các Tổ chức tín dụng của cá nhân là thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc) của chính Tổ chức tín dụng đó; tiền gửi tại chi nhánh ngân hàng nước ngoài của cá nhân là Tổng Giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc) của chính chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó.

– Tiền mua các giấy tờ có giá vô danh do tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phát hành

Ngoài ra, tiền gửi không phải bằng Đồng Việt Nam, tiền gửi tiết kiệm bắt buộc theo quy định của tổ chức tài chính vi mô, tiền gửi không phải của cá nhân thì không được bảo hiểm.

Với nội dung phân tích trên đây, Luật LVN Group tin rằng Quý khách hàng đã phần nào hiểu được Bảo hiểm tiền gửi là gì? và Mục đích của bảo hiểm tiền gửi là gì? Luật LVN Group cùng với đội ngũ chuyên viên tư vấn giàu kinh nghiệm luôn sẵn sàng giải đáp những thắc mắc của Quý khách hàng qua tổng đài 1900.0191.

Vì vậy đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp nhanh chóng nhất nhé.

Trân trọng./.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com