Gần đây tôi có nhu cầu tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện cho khám chữa bệnh. Vậy tôi cần chuẩn bị những giấy tờ và phải làm những thủ tục nào?
CÂU HỎI:
Tổng đài tư vấn mua bảo hiểm y tế tự nguyện: 1900.0191
TRẢ LỜI:
Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:
Dựa trên những thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi thì bạn hoàn toàn có thể tham gia bảo hiểm y tế theo sổ tạm trú mình đang có để đăng ký mua bảo hiểm y tế tự nguyện (Theo Điều 12 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung năm 2014 quy định). Tuy nhiên bạn chưa biết được phương thức tham gia như thế nào? Mức tham gia là bao nhiêu? Hiện nay theo quy định của pháp luật thì thủ tục tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện khá đơn giản.
Bảo hiểm y tế là gì?
Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe với các đối tượng được quy định tại Luật này, do Nhà nước tổ chức thực hiện, không vì mục đích lợi nhuận theo quy định tại khoản 1, điều 2 Luật bảo hiểm y tế năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014.
Các đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc được quy định theo các khoản 1,2,3,4 Điều 12 Luật bảo hiểm y tế hiện hành.
Bảo hiểm y tế tự nguyện là gì?
Bảo hiểm y tế tự nguyện là loại hình bảo hiểm do Nhà nước tổ chức thực hiện qua đó không nhằm mục đích kinh doanh lợi nhuận mà đây được coi là một chính sách xã hội nhằm hỗ trợ chi phí khám, chữa bệnh cho người tham gia bảo hiểm, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo an sinh xã hội.
Theo đó, nếu không thuộc các đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc, có thể mua bảo hiểm y tế tự nguyện theo hình thức hộ gia đình. Nghĩa là khi một thành viên trong gia đình muốn mua bảo hiểm y tế thì các thành viên khác trong gia đình cũng phải mua (trừ những thành viên đã có thẻ bảo hiểm y tế bắt buộc)
Mua bảo hiểm y tế hộ gia đình
Căn cứ theo Nghị định số 146/2018/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 17 tháng 10 năm 2018 thì:
” Điều 5. Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình
1. Người có tên trong sổ hộ khẩu, trừ những người thuộc đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định này.
2. Người có tên trong sổ tạm trú, trừ đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3 , 4 và 6 Nghị định này và đối tượng đã tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Các đối tượng sau đây được tham gia bảo hiểm y tế theo hình thức hộ gia đình:
a) Chức sắc, chức việc, nhà tu hành;
b) Người sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội trừ đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định này mà không được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế.”
Như vậy: Bạn có thể đăng ký tham gia bảo hiểm y tế tại các Đại lý thu bảo hiểm y tế là Ủy ban nhân dân cấp xã, phường nơi bạn có Sổ tạm trú.
Bạn cần chuẩn bị những loại giấy tờ sau:
– Tờ khai tham gia bảo hiểm y tế theo mẫu TK1-TS với đầy đủ thông tin cá nhân;
– Sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú do cơ quan công an có thẩm quyền cấp và Chứng minh thư nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân khác để đối chiếu;
– Các giấy tờ, tài liệu khác trong trường hợp cụ thể có yêu cầu.
Sau khi thông tin được đối chiếu, bạn sẽ phải nộp tiền đóng bảo hiểm y tế ngay tại đại lý thu bảo hiểm y tế cấp cơ sở. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức bảo hiểm y tế nhận được hồ sơ hợp lệ, bạn sẽ được nhận thẻ bảo hiểm y tế của mình.
Mua bảo hiểm y tế cá nhân ở đâu?
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 31 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH, được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 505/QĐ-BHXH thì:
” 3. Người chỉ tham gia BHYT
3.1. Kê khai hồ sơ: kê khai hồ sơ theo quy định tại Điều 25, Khoản 4 Điều 27 và nộp hồ sơ như sau
a) Người tham gia do tổ chức BHXH đóng BHYT: nộp hồ sơ cho UBND xã hoặc cho cơ quan BHXH. Đối với người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp khi cấp lại, đổi thẻ BHYT: nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH.
b) Người tham gia do ngân sách nhà nước đóng BHYT: nộp hồ sơ cho UBND xã.
Trường hợp điều chỉnh thông tin nộp hồ sơ cho UBND xã hoặc cho cơ quan BHXH.
Người đã hiến bộ phận cơ thể: nộp Giấy ra viện cho cơ quan BHXH.
c) Người được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng BHYT: nộp hồ sơ cho Đại lý thu hoặc cho cơ quan BHXH. Đối với học sinh, sinh viên đóng BHYT theo nhà trường thì nộp hồ sơ cho nhà trường.
d) Người tham gia BHYT theo hộ gia đình: nộp hồ sơ cho Đại lý thu hoặc cho cơ quan BHXH.
3.2. Đóng tiền:
– Người tham gia BHYT theo hộ gia đình, người được ngân sách hỗ trợ một phần mức đóng BHYT: Đóng tiền cho Đại lý thu hoặc cho cơ quan BHXH theo phương thức đăng ký hoặc qua ngân hàng hoặc hệ thống tiện ích thông minh.
– Học sinh, sinh viên: nộp tiền cho nhà trường.”
Theo quy định trên, khi tham gia bảo hiểm y tế cá nhân, tức là tham gia tự nguyện theo hộ gia đình, bạn có thể đến một trong các điểm đại lý thu hoặc cơ quan bảo hiểm xã hội và đóng tiền trực tiếp cho các đơn vị này hoặc qua tài khoản ngân hàng hoặc hệ thống tiện tích thông mình.
Bảo hiểm y tế cá nhận được mua tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; đơn vị sự nghiệp; tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp và tổ chức kinh tế.
Một số đại lý thu phổ biến hiện nay là UBND xã, phường, thị trấn; các điểm, đại lý bưu điện; Hội Phụ nữ, Hội Chữ thập đỏ (ở một số nơi). Quý vị có thể liên hệ Tổng đài tư vấn 1900.0191 để tra cứu thông tin các điểm đại lý thu cụ thể ở nơi cư trú của mình.
Bảo hiểm y tế cá nhân bao nhiêu tiền?
Theo quy định hiện nay, khi cá nhân tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện (tham gia theo đối tượng hộ gia đình) thì mức đóng bảo hiểm y tế như sau:
Mức đóng hằng tháng bằng 4,5% mức lương cơ sở do đối tượng tự đóng và được giảm mức đóng như sau:
a) Người thứ nhất đóng bằng mức quy định.
b) Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất.
c) Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
(Khoản 13 Điều 18 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam).
Mức lương cơ sở hiện nay là 1.490.000 đồng, theo đó, Quý vị có thể chuẩn bị số tiền cho mình khi mua bảo hiểm y tế cho phù hợp.
Lưu ý: Việc giảm trừ mức đóng BHYT theo cho các thành viên trong hộ gia đình (từ người thứ hai trở đi) được thực hiện khi các thành viên tham gia BHYT theo hộ gia đình cùng tham gia trong năm tài chính.
Có mua được thẻ bảo hiểm y tế online không?
Hiện nay, theo quy định, khi muốn tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện, cá nhân tham gia tiến hành đăng ký mua tại UBND xã, phường, thị trấn hoặc đăng ký mua tại các điểm đại lý thu mua BHXH tại địa phương và đóng tiền trực tiếp cho các đơn vị này hoặc nộp qua tài khoản ngân hàng hoặc qua hệ thống tiện ích thông minh.
Các đại lý thu BHXH là tổ chức được cơ quan bảo hiểm xã hội ký hợp đồng gồm: các đơn vị sự nghiệp; các tổ chức chính trị-xã hội; tổ chức xã hội- nghề nghiệp và các tổ chức kinh tế; các điểm, đại lý tại bưu điện; Hội phụ nữ.
Quý khách hàng có thể kiểm tra các điểm đại lý thu BHXH, BHYT tại nơi cư trú của mình trên Cổng thông tin của Bảo hiểm xã hội qua web: www.baohiemxahoi.gov.vn, vào phần Tra cứu trực tuyến sau đó chọn Tra cứu điểm thu, đại lý thu và tiến hành đầy đủ các thông tin vào các ô trống hướng dẫn để tra cứu.
Như vậy, hiện nay Bảo hiểm xã hội chưa triển khai dịch vụ đăng ký mua bảo hiểm y tế online. Vậy nên, cá nhân có nhu cầu mua BHYT tự nguyện có thể liên hệ với các địa điểm trên để được đăng ký tham gia BHYT.
TỔNG ĐÀI TƯ VẤN BẢO HIỂM Y TẾ CÁ NHÂN 1900.0191 TƯ VẤN VÀ HỖ TRỢ NHỮNG GÌ ?
Trong quá trình tư vấn cho khách hàng qua TỔNG ĐÀI 1900.0191 Chuyên viên, Luật sư của Công ty Luật LVN Group nhận được rất nhiều câu hỏi khác nhau liên quan đến Bảo hiểm y tế nói chung và bảo hiểm y tế CÁ NHÂN, HỘ GIA ĐÌNH nói riêng. Tổng hợp lại các vấn đề khách hàng quan tâm, TỔNG ĐÀI 1900.0191 tư vấn những vấn đề sau:
– Tư vấn đối tượng tự nguyện tham gia BHYT;
– Tư vấn nơi đăng ký khám tham gia BHYT tự nguyện;
– Tư vấn mức đóng bảo hiểm y tế tự nguyện;
– Tư vấn thời điểm đóng BHYT tự nguyện;
_ Tư vấn hồ sơ khi tham gia BHYT tự nguyện;
– Tư vấn quyền lợi khi tham gia BHYT tự nguyện.
VÌ SAO BẠN NÊN GỌI ĐIỆN TỚI TỔNG ĐÀI TƯ VẤN BẢO HIỂM Y TẾ CHO CÁ NHÂN 1900.0191 ?
Mức chi trả bảo hiểm y tế rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của người tham gia bảo hiểm y tế. Vì vậy để có thể biết thêm thông tin và được tư vấn cụ thể của Luật sư, khách hàng hãy ngay lập tức kết nối với TỔNG ĐÀI TƯ VẤN BẢO HIỂM Y TẾ 1900.0191để các Luật sư của chúng tôi trợ giúp về mặt pháp lý. TỔNG ĐÀI TƯ VẤN BẢO HIỂM Y TẾ 1900.0191 của chúng tôi hoạt động 24/24 nên quý khách hàng có thể kết nối bất cứ lúc nào.
Để đảm bảo chúng tôi luôn có thể hỗ trợ được khách hàng, khách hàng hãy làm động tác nhỏ là lưu số điện thoại: 1900.0191 vào danh bạ để sử dụng dịch vụ của chúng tôi bất kỳ lúc nào.
Chúng tôi hy vọng việc triển khai kênh tư vấn các vấn đề liên quan đến Bảo hiểm y tế nói chung hoặc bảo hiểm y tế hộ gia đình qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN 1900.0191 sẽ hỗ trợ và giúp khách hàng giải đáp những thắc mắc của mình.
Quý vị có thể tham khảo nội dung mục HỎI – ĐÁP liên quan đến nội dung bài viết trên như sau:
Câu hỏi số 1:
Xin chào Luật sư, tôi có nội dung sau đây muốn hỏi Luật sư:
Tôi tên Nguyễn Thị Tuyết Trinh, 24 tuổi, quốc tịch Việt Nam, số CMND: 1312xxxxx, nghề nghiệp: nhân viên kinh doanh, hiện tại tôi đang sinh sống tại 118 Lê Trọng Tấn, Hà Nội. Nơi làm việc tại 361 Lê Trọng Tấn, Hà Nội. Các thành viên khác trong gia đình sinh sống tại Thanh Hóa, vậy khi tham gia bảo BHYT theo hộ gia đình các thành viên trong gia đình cần phải đăng ký khám chữa bệnh tại cơ sở y tế tại Thanh Hóa thì tôi có được đăng ký nơi khám chữa bệnh tại Hà Nội không? Nếu được thì tôi có cần phải thực hiện thủ tục gì không.
Mong Luật sư tư vấn giúp, tôi xin chân thành cảm ơn!
Trả lời:
Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến công ty Luật LVN Group của chúng tôi. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin phép được tư vấn như sau:
Thông tư số 40/2015/TT-BYT quy định như sau:
“Điều 8. Đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tuyến xã, tuyến huyện
Người tham gia bảo hiểm y tế được quyền đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu (sau đây gọi tắt là khám bệnh, chữa bệnh ban đầu) tại một trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 3 và Điều 4 Thông tư này không phân biệt địa giới hành chính, phù hợp với nơi làm việc, nơi cư trú và khả năng đáp ứng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.”.
Theo đó, khi tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình, các thành viên trong gia đình cần phải chọn nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu phù hợp với nơi cư trú, cụ thể tại các cơ sở khám chữa bệnh tại địa phương nơi các thành viên trong gia đình có hộ khẩu hoặc nơi các thành viên trong gia đình tạm trú.
Bạn chỉ được đăng ký nơi khám chữa bệnh ban đầu tại Hà Nội khi mà bạn có sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú tại Hà Nội; hoặc bạn làm việc tại Hà Nội và bạn có tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc theo diện người lao động tại Hà Nội.
Trên đây là phần tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của bạn, bạn có thể tham khảo để đảm bảo quyền lợi của mình một cách tốt nhất. Và rất hi vọng bạn sẽ tiếp tục tin tưởng Luật LVN Group của chúng tôi.
Câu hỏi số 2:
Kính gửi công ty Luật LVN Group, tôi là Nguyễn Thị Hồng, năm nay 47 tuổi, tôi có câu hỏi muốn được Luật sư tư vấn như sau:
Tôi bị ốm đau phải vào viện điều trị và muốn mượn thẻ bảo hiểm y tế của chị gái sinh đôi của tôi để được giảm viện phí thì có được không? Liệu tôi có bị phạt vi phạm gì với việc mượn thẻ bảo hiểm y tế của chị tôi hay không?
Mong Luật sư giải đáp. Tôi xin cảm ơn!
Trả lời:
Xin chào bạn, với câu hỏi của bạn Luật LVN Group xin trả lời như sau:
Thẻ bảo hiểm y tế được cấp cho người tham gia Bảo hiểm y tế và làm căn cứ để người tham gia bảo hiểm y tế được hưởng các quyền lợi về bảo hiểm y tế theo quy định của Luật bảo hiểm y tế. Chính vì vai trò thể hiện quyền lợi trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cho người tham gia bảo hiểm mà pháp luật quy định mỗi người chỉ được cấp một thẻ bảo hiểm y tế.
Khi tham gia bảo hiểm y tế, người tham gia phải tuân thủ các nghĩa vụ được quy định tại Điều 37 Luật bảo hiểm y tế 2008 như sau:
“Điều 37. Nghĩa vụ của người tham gia bảo hiểm y tế
1. Đóng bảo hiểm y tế đầy đủ, đúng thời hạn.
2. Sử dụng thẻ bảo hiểm y tế đúng mục đích, không cho người khác mượn thẻ bảo hiểm y tế.
3. Thực hiện các quy định tại Điều 28 của Luật này khi đến khám bệnh, chữa bệnh.
4. Chấp hành các quy định và hướng dẫn của tổ chức bảo hiểm y tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi đến khám bệnh, chữa bệnh.
5. Thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ngoài phần chi phí do quỹ bảo hiểm y tế chi trả.”
Như vậy theo quy định của pháp luật thì người tham gia bảo hiểm y tế phải sử dụng thẻ bảo hiểm y tế đúng mục đích và không được cho người khác mượn thẻ bảo hiểm y tế. Do đó trong trường hợp này nếu chị gái bạn cho bạn mượn thẻ bảo hiểm y tế của mình là vi phạm quy định của pháp luật. Hành vi này sẽ bị xử phạt theo Nghị định 117/2020/NĐ-CP, cụ thể:
Điều 84. Vi phạm quy định về sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trong khám bệnh, chữa bệnh
1. Phạt tiền đối với hành vi cho người khác mượn thẻ bảo hiểm y tế hoặc sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của người khác trong khám bệnh, chữa bệnh theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm nhưng chưa làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế;
b) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc hoàn trả số tiền đã vi phạm vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế (nếu có) đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
Như vậy, hành vi mượn thẻ bảo hiểm y tế của chị gái đi khám chữa bệnh của bạn là trái quy định pháp luật. Hành vi cho bạn mượn thẻ bảo hiểm y tế của chị bạn cũng là hành vi trái pháp luật và sẽ bị xử phạt hành chính như sau:
+ Phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu bạn mượn thẻ của người khác đi khám nhưng chưa làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế.
+ Phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi đã sử dụng đến thẻ của người khác để chi trả cho việc khám chữa bệnh của mình đã làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế.
Ngoài mức phạt như trên thì đối với trường hợp đã làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế, người mượn thẻ bảo hiểm y tế phải hoàn trả lại số tiền và toàn bộ chi phí khám bệnh chữa bệnh đã được quỹ bảo hiểm y tế chi trả vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế.