Cách Đặt tên doanh nghiệp khi thành lập doanh nghiệp 2023

Doanh nghiệp cần xác định loại hình của doanh nghiệp muốn thành lập. Tên loại hình doanh nghiệp được viết như sau: “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” nếu doanh nghiệp lựa chọn loại hình công ty TNHH;

Tên của doanh nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng khi thành lập doanh nghiệp, giúp định hình thương hiệu của doanh nghiệp. Bởi tên gọi là điều đầu tiên mà các đối tác kinh doanh và khách hàng biết về doanh nghiệp. Do vậy, tên gọi có ý nghĩa rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp.

Tên doanh nghiệp là gì?

Tên doanh nghiệp là một tên gọi, là tài sản tạo nên thương hiệu của công ty nhằm giúp khách hàng và các đối tác kinh doanh có thể dễ dàng nhận biết và phân biệt với các doanh nghiệp khác, qua đó, giúp thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp khi đặt tên cần chú trọng và lưu ý các quy định pháp luật doanh nghiệp về đặt tên để tránh sai phạm, nhầm lẫn hoặc phát sinh tranh chấp, gây ảnh hưởng đến mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và quyền lợi của doanh nghiệp.

Quy định đặt tên doanh nghiệp như thế nào?

Quy định về đặt tên doanh nghiệp được quy định cụ thể tại Luật doanh nghiệp năm 2014. Quý khách hàng khi thành lập doanh nghiệp, đặt tên cho doanh nghiệp của mình cần lưu ý các vấn đề sau:

Tên doanh nghiệp bao gồm có tên tiếng việt, tên viết bằng tiếng nước ngoài, tên viết tắt (nếu có). Căn cứ theo Điều 38 Luật doanh nghiệp quy định về tên doanh nghiệp:

1/ Tên doanh nghiệp khi được đặt bằng tiếng Việt phải đảm bảo các yếu tố sau:

+ Doanh nghiệp cần xác định loại hình của doanh nghiệp muốn thành lập. Tên loại hình doanh nghiệp được viết như sau: “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” nếu doanh nghiệp lựa chọn loại hình công ty TNHH;

Đối với công ty cổ phần, được viết là “ công ty cổ phần” hoặc “ công ty CP”; đối với công ty hợp danh, được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD”; được viết là “ doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” nếu là loại hình doanh nghiệp tư nhân.

+ Tên riêng của doanh nghiệp. Tên riêng theo quy định được viết theo các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, viết theo các chữ F, J, Z, W, các chữ số và ký hiệu;

2/ Tên của doanh nghiệp sau khi đã được đặt tên phải được gắn tại trụ sở chính, các chi nhánh, văn phòng đại diện và tại các địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các hồ sơ, giấy tờ giao dịch và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành;

3/ Cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên mà doanh nghiệp dự định đăng ký nếu xem xét thấy tên đó vi phạm các quy định trên và các quy định tại các điều 39, 40 và điều 42 của Luật doanh nghiệp.

Ngoài ra, khi doanh nghiệp đặt tên viết bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt cần đảm bảo các yêu cầu:

+ Tên doanh nghiệp đặt bằng tiếng nước ngoài được dịch từ tên tiếng Việt tương ứng. Tên riêng của doanh nghiệp có thể được giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài;

+ Tên viết tắt của doanh nghiệp sẽ được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc viết tắt bằng tiếng nước ngoài.

Lưu ý:

+ Không được đặt tên doanh nghiệp gây nhầm lẫn với tên của các doanh nghiệp khác đã được đăng ký trên Cổng thông tin điện tử Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;

+ Không sử dụng các tên gọi của cơ quan nhà nước, của các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, các tên của các đơn vị tổ chức chính trị xã hội để đặt tên toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp;

+ Không sử dụng các từ ngữ, các ký hiệu vi phạm với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc, tên của các danh nhân để làm tên riêng cho doanh nghiệp.

Kiểm tra tên doanh nghiệp ở đâu?

Khi thành lập doanh nghiệp, doanh nghiệp khi muốn kiểm tra tên mà mình dự định đăng ký có bị trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của các công ty khác đã đăng ký hay không có thể kiểm tra theo cách thức sau đây:

Bước 01. Truy cập trực tiếp vào trang chủ của Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp ở địa chỉ: https://dangkykinhdoanh.gov.vn

Bước 02. Doanh nghiệp nhập tên riêng của công ty vào ô Tìm doanh nghiệp ở góc bên phải phía trên màn hình để thực hiện tìm kiếm.

Đây là cách thức kiểm tra đơn giản và bất kì cá nhân nào cũng có thể thực hiện kiểm tra để đối chiếu với tên của tất cả các doanh nghiệp đã đăng ký. Nếu như thông tin hiện ra không thấy xuất hiện tên của công ty nào thì tên mà doanh nghiệp đang dự định đăng ký đó được xác định là không bị trùng.

Ví dụ đặt tên doanh nghiệp tại Việt Nam

Như đã được trình bày ở các phần trên của bài, khi đặt têndoanh nghiệp khi thành lập doanh nghiệp cần phải tuân thủ theo đúng các điều kiện theo quy định của Luật doanh nghiệp hiện hành.

Quý khách hàng có thể tham khảo các ví dụ đặt tên doanh nghiệp tại Việt Nam:

+ Công ty Cổ phần đầu tư phát triển Nam Việt, trong đó loại hình doanh nghiệp là “công ty cổ phần”, còn tên riêng là “đầu tư phát triển Nam Việt”;

+ Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ DC, trong đó loại hình doanh nghiệp là “công ty trách nhiệm hữu hạn”, tên riêng là “thương mại dịch vụ DC”;

+ Doanh nghiệp tư nhân thương mại xuất nhập khẩu Long Thành, trong đó loại hình doanh nghiệp là “doanh nghiệp tư nhân”, tên riêng là “Thương mại xuất nhập khẩu Long Thành”.

Trên đây là những thông tin liên quan đến Đặt tên doanh nghiệp khi thành lập doanh nghiệp. Nếu Quý khách hàng cần tư vấn thêm thông tin pháp lý hoặc muốn sử dụng dịch vụ của Luật LVN Group, vui lòng liên hệ trực tiếp qua Hotline 1900.0191 hoặc gửi yêu cầu về Email: lienhe@luatlvn.vn để được hỗ trợ tốt nhất.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com