Chức năng nhiệm vụ của ban kiểm soát nội bộ 2023

Ban kiểm soát nội bộ là bộ phận tiến hành toàn bộ những hoạt động xem xét, theo dõi, đánh giá, những biện pháp mà thông qua đó có thể ngăn ngừa, loại bỏ những nguy cơ, những việc làm sai trái của mọi thành viên trong việc tổ chức và thực hiện hoạt động kinh doanh.

Sau hơn ba mươi năm xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hệ thống văn bản pháp luật quy định về tổ chức và hoạt động của các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam đã khá đầy đủ, có nội dung khá hợp lý và tương thích với các quy định của nhiều nước trên thế giới.

Ban kiểm soát nội bộ là gì?

Ban kiểm soát nội bộ là bộ phận tiến hành toàn bộ những hoạt động xem xét, theo dõi, đánh giá, những biện pháp mà thông qua đó có thể ngăn ngừa, loại bỏ những nguy cơ, những việc làm sai trái của mọi thành viên trong việc tổ chức và thực hiện hoạt động kinh doanh, bảo đảm cho quyền điều hành, quản lý được tổ chức và thực hiện đúng mục đích, mong muốn và đạt được hiệu quả cao.

Cơ cấu tổ chức của ban kiểm soát nội bộ

Cơ cấu tổ chức của Ban kiểm soát sẽ ảnh hưởng tới Chức năng nhiệm vụ của ban kiểm soát nội bộ.

– Ban kiểm soát có từ 03 đến 05 Kiểm soát viên. Nhiệm kỳ của Kiểm soát viên không quá 05 năm và có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.

– Trưởng Ban kiểm soát do Ban kiểm soát bầu trong số các Kiểm soát viên; việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo nguyên tắc đa số. Quyền và nghĩa vụ của Trưởng Ban kiểm soát do Điều lệ công ty quy định.

Ban kiểm soát phải có hơn một nửa số Kiểm soát viên thường trú tại Việt Nam. Trưởng Ban kiểm soát phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, luật, quản trị kinh doanh hoặc chuyên ngành có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định tiêu chuẩn khác cao hơn.

– Trường hợp Kiểm soát viên có cùng thời điểm kết thúc nhiệm kỳ mà Kiểm soát viên nhiệm kỳ mới chưa được bầu thì Kiểm soát viên đã hết nhiệm kỳ vẫn tiếp tục thực hiện quyền và nghĩa vụ cho đến khi Kiểm soát viên nhiệm kỳ mới được bầu và nhận nhiệm vụ.

Tiêu chuẩn và điều kiện của Kiểm soát viên nội bộ

– Không thuộc đối tượng theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật Doanh nghiệp 2020. Theo đó, kiểm soát viên không được thuộc các đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức làm tại các cơ quan Nhà nước, hoặc quận đội, công an.

– Được đào tạo một trong các chuyên ngành về kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, luật, quản trị kinh doanh hoặc chuyên ngành phù hợp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;

– Không phải là người có quan hệ gia đình của thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác;

– Không phải là người quản lý công ty; không nhất thiết phải là cổ đông hoặc người lao động của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác;

Chức năng, nhiệm vụ của ban kiểm soát nội bộ

Chức năng nhiệm vụ của ban kiểm soát nội bộ được cụ thể như sau:

Đánh giá, kiểm tra và rà soát hiệu lực, hiệu quả của hệ thống kiểm toán nội bộ, kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro, cảnh báo sớm của công ty.

– Kiểm tra tính nhất quán, hệ thống và phù hợp trong việc thống kê, lập báo cáo tài chính, thực hiện nhiệm vụ kế toán của công ty. Kiểm tra mức độ cẩn trọng, hợp lý, hợp pháp trong điều hành, quản lý hoạt động kinh doanh.

– Thực hiện giám sát việc quản lý và điều hành công ty của Hội đông quản trị (đối với Công ty cổ phần – CTCP), Hội đồng thành viên (Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn – TNHH), Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

– Thẩm đinh báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hội đồng quản trị (đối với CTCP) hoặc Hội đồng thành viên (đối với công ty TNHH).

– Thẩm định tính đầy đủ, hợp pháp và trung thực của báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh 06 tháng, hàng năm của công ty và trình báo cáo thẩm định tại cuộc họp thường niên…

– Kiến nghị Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông biện pháp sửa đổi, bổ sung, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, giám sát và điều hành hoạt động kinh doanh của công ty.

– Khi phát hiện có thành viên Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông thì phải thông báo ngay bằng văn bản đến cho cơ quan có thẩm quyền, yêu cầu người có hành vi vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm và có giải pháp khắc phục hậu quả.

– Tham dự và tham gia thảo luận tại các cuộc họp Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và các cuộc họp khác của công ty.

– Sử dụng tư vấn độc lập, bộ phận kiểm toán nội bộ của công ty để thực hiện nhiệm vụ được giao.

– Ban kiểm soát có thể tham khảo ý kiến của Hội đồng quản trị trước khi trình báo cáo, kết luận và kiến nghị lên Đại hội đồng cổ đông.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến Chức năng nhiệm vụ của ban kiểm soát nội bộ mà chúng tôi đã tổng hợp lại. Mong rằng đây sẽ là một nguồn kiến thức bổ ích, giúp đỡ được Quý bạn đọc trong quá trình nghiên cứu hoặc áp dụng trong thực tế.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com