Phán quyết của trọng tài là chung thẩm nên tranh chấp đã được giải quyết sẽ không được xem xét lại bởi bất kỳ một cấp hoặc cơ quan xét xử nào khác (trừ trường hợp hủy phán quyết trọng tài theo quy định của pháp luật).
Chung thẩm vẫn là một trong những cụm từ mới đối với đại đa số mọi người hiện nay. Chính vì thế trong bài viết lần này chúng tôi sẽ cung cấp thêm một số nội dung liên quan tới chung thẩm là gì cho quý bạn đọc.
Chung thẩm là gì?
Chung thẩm là thuật ngữ dùng để chỉ trường hợp Tòa án xét xử hoặc ra quyết định về việc giải quyết vụ án đã qua hai cấp xét xử giải quyết (tức là đã giải quyết theo thủ tục phúc thẩm), trong trường hợp này, các đương sự không có thẩm quyền kháng cáo đối với bản án, quyết định đã được giải quyết theo thủ tục phúc thẩm.
Phán quyết của trọng tài
Để hiểu hơn về chung thẩm là gì, chúng ta sẽ tìm hiểu về phán quyết. Phán quyết của trọng tài là quyết định của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tránh chấp và chấm dứt tố tụng trọng tài. Vấn đề thi hành phán quyết của Trọng tài thương mại được quy định tại Chương X – Luật Trọng tài thương mại năm 2010, Luật Thi hành án Dân sự sửa đổi bổ sung năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành khác.
Theo quy định tại Điều 1, 2 – Luật Thi hành án Dân sự và Điều 67 – Luật Trọng tài Thương mại năm 2010 thì phán quyết trọng tài được thi hành theo quy định của pháp luật về Thi hành án Dân sự và thẩm quyền thi hành phán quyết, quyết định của Trọng tài Thương mại thuộc về cơ quan Thi hành án Dân sự.
Về hình thức giải quyết tranh chấp bằng biện pháp trọng tài có ba đặc điểm như sau:
+ Quá trình trọng tài diễn ra trên cơ sở thỏa thuận trọng tài được thiết lập bởi các bên tranh chấp.
+ Thủ tục trọng tài được xác định bởi các bên và thường là một thủ tục xét xử kín được điều khiển bởi hội đồng trọng tài gồm một hoặc một số lẻ các trọng tài viên.
+ Phán quyết của trọng tài về vụ tranh chấp là chung thẩm, buộc các bên phải thực hiện.
Trọng tài thương mại chỉ được phép giải quyết tranh chấp nếu có một thỏa thuận trọng tài hợp pháp được làm bởi các bên tranh chấp (trừ trường hợp ngoại lệ). Thỏa thuận trọng tài phải là biểu hiện của sự thống nhất ý chí giữa các bên tranh chấp chứ không phải là sự biểu hiện của ý chí đơn phương.
Như vậy chung thẩm là gì được chúng tôi giải đáp ở nội dung trên. Chúng ta có thể hiểu đơn giản chung thẩm chính là phán quyết của trọng tài, nó có hiệu lực pháp lý và có tính chất buộc các bên phải thực hiện.
Hiệu lực của phán quyết trọng tài theo quy định của pháp luật
Theo quy định tại khoản 5 Điều 60 Luật Trọng tài Thương mại năm 2010 quy định như sau:
“Phán quyết trọng tài là chung thẩm và có hiệu lực kể từ ngày ban hành.”
Phán quyết của trọng tài là chung thẩm nên tranh chấp đã được giải quyết sẽ không được xem xét lại bởi bất kỳ một cấp hoặc cơ quan xét xử nào khác (trừ trường hợp hủy phán quyết trọng tài theo quy định của pháp luật).
Phán quyết của trọng tài có hiệu lực kể từ ngày ban hành, tuy nhiên do phán quyết trọng tài quy định thời hạn thi hành phán quyết nên bên được thi hành phán quyết trọng tài chỉ được yêu cầu cưỡng chế thi hành phán quyết đó sau khi thời hạn thi hành phán quyết kế thúc mà bên bị thi hành không thi hành hoặc thi hành không đầy đủ.
Do đó, khi hộ đồng trọng tài đã ra phán quyết trọng tài thì các bên không thể tiếp tục thưa kiện lên Tòa án, trừ trường hợp một bên gửi đơn yêu cầu Tòa án xem xét việc hủy phán quyết trọng tài và Tòa án hủy phán quyết trọng tài theo các căn cứ được quy định tại Điều 68 – Luật Trọng tài Thương mại năm 2010.
Bên cạnh đó, vấn đề tố tụng trọng tài giữa cơ quan Tòa án với Trung tâm trọng tài đã có một số thẩm phán không căn cứ vào Điều 415 – Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định:
“Thủ tục giải quyết các vụ việc liên quan đến hoạt động của trọng tài thương mại tại Việt Nam được thực hiện theo quy định của pháp luật về Trọng tài thương mại Việt Nam”.
Và Điều 12 – Luật trọng tài thương mại, mà tư duy theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự dẫn đến hủy phán quyết trọng tài không đúng.
Hội đồng trọng tài của các vụ việc cụ thể thường gồm các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao nhưng một vài trong số họ có hiểu biết cũng như thực hành tố tụng trọgn tài chưa nhiều, ít kinh nghiệm xử lý các tình huống tố tụng nên thường chú trọng nhiều vào phần nội dung tranh chấp mà dẫn đến thiếu sót về tố tụng.
Các thẩm phán giải quyết yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, trong nhiều trường hợp không tiếp xúc nhiều với thực tiễn trọng tài và nội dung lĩnh vực tranh chấp nên đã có những quan điểm khác nhau trong đường lối giải quyết vụ việc trọng tài.
Tòa án hủy phán quyết trọng tài
Theo quy định tại điểm đ – khoản 2 – Điều 14 Nghị quyết số 01/2014/NQ-HDTP ngày 20/03/2014 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Trọng tài thương mại đã ghi rõ:
“Tòa án chỉ hủy phán quyết trọng tài sau khi đã chỉ ra được rằng phán quyết trọng tài có nội dung trái với một hoặc nhiều nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam mà Hội đồng trọng tài đã không thực hiện nguyên tắc này khi ban hành phán quyết trọng tài và phán quyết trọng tài xâm phạm nghiêm trọng lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của một hoặc các bên, người thứ ba…”
Do đo, phán quyết trọng tài có giá trị ngang với bản án của Tòa án. Tuy nhiên, trọng tài chỉ được lựa chọn trong giải quyết tranh chấp hoạt động thương mại. Còn Tòa án là cơ quan giải quyết trong tất cả các lĩnh vực.
Như vậy, trên đây là một số kiến thức liên quan tới chung thẩm là gì mà chúng tôi muốn giới thiệu tới Quý bạn đọc. Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.