Chứng thực là việc cơ quan có thẩm quyền xác nhận tính chính xác đối với văn bản, hồ sơ nào đó xem xét tính hợp pháp của các giấy tờ, văn bản, chữ ký của cá nhân, thông tin cá nhân để bảo vệ quyền và lợi ích của các cá nhân, tổ chức có liên quan trong quan hệ dân sự, kinh tế, hành chính.
Hiện nay chúng ta có thể thấy đối với một số loại hồ sơ và thủ tục bắt buộc phải thực hiện việc chứng thực theo quy định. Vậy Chứng thực giấy tờ có tiếng nước ngoài ở đâu?
Chứng thực là gì?
Chứng thực là việc cơ quan có thẩm quyền xác nhận tính chính xác đối với văn bản, hồ sơ nào đó xem xét tính hợp pháp của các giấy tờ, văn bản, chữ ký của cá nhân, thông tin cá nhân để bảo vệ quyền và lợi ích của các cá nhân, tổ chức có liên quan trong quan hệ dân sự, kinh tế, hành chính.
Hiện nay chưa có bất cứ văn bản pháp luật nào quy định rõ ràng, bao quát khái niệm chứng thực mà chỉ có khái niệm chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng.
Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch như sau:
Điều 2. Giải thích từ ngữ
2. Chứng thực bản sao từ bản chính là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.
3. Chứng thực chữ ký là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người yêu cầu chứng thực.
4. Chứng thực hợp đồng, giao dịch là việc cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này chứng thực về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.
Chứng thực giấy tờ có tiếng nước ngoài ở đâu?
Hiện nay do thời buổi hội nhập xã hội phát triển không ngừng, những vấn đề liên quan đến giấy tờ trao đổi giữa các nước, thủ tục hợp thức hóa luôn là điểm thắc mắc cho nhiều người dân. Chứng thực giấy tờ có tiếng nước ngoài ở đâu?
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định về thẩm quyền chứng thực như sau:
Điều 5. Thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực
1. Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Phòng Tư pháp) có thẩm quyền và trách nhiệm:
a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận;
b) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản;
c) Chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài;
d) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;
đ) Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là động sản.
Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Tư pháp thực hiện chứng thực các việc quy định tại Khoản này, ký chứng thực và đóng dấu của Phòng Tư pháp.
2. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) có thẩm quyền và trách nhiệm:
a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận;
b) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ việc chứng thực chữ ký người dịch;
….
3. Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi chung là Cơ quan đại diện) có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực các việc quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 1 Điều này. Viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự ký chứng thực và đóng dấu của Cơ quan đại diện.
Kết luận: Chứng thực giấy tờ có tiếng nước ngoài sẽ được thực hiện tại Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Phòng Tư pháp); Phòng Tư pháp và UBND cấp xã có thẩm quyền chứng thực như nhau, không phân biệt ngôn ngữ của giấy tờ văn bản. Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.
Ngoài ra, công chứng viên tại các Phòng, Văn phòng công chứng cũng được chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài cấp hoặc chứng nhận.
Tuy nhiên, khác với các cơ quan trên, công chứng viên lại không được chứng thực chữ ký của người dịch.
Phí chứng thực giấy tờ có tiếng nước ngoài bao nhiêu?
Phí chứng thực là một trong những nội dung được nhiều độc giả quan tâm hiện nay.
– Tại Phòng Tư pháp, Tổ chức hành nghề công chứng Phí chứng thực được quy định Thông tư 226/2016/TT-BTC cụ thể như sau:
+ Phí chứng thực bản sao từ bản chính Mức thu 2.000 đồng/trang. Từ trang thứ ba trở lên thu 1.000 đồng/trang, nhưng mức thu tối đa không quá 200.000 đồng/bản. Trang là căn cứ để thu phí được tính theo trang của bản chính.
+ Phí chứng thực chữ ký Mức thu 10.000 đồng/trường hợp. Trường hợp được hiểu là một hoặc nhiều chữ ký trong cùng một giấy tờ, văn bản.
– Tại cơ quan đại diện
+ Chứng thực bản sao từ bản chính; chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt; chứng thực chữ ký người dịch trong các văn bản dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt hoặc từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài Mức thu 10 USD/bản. (Thông tư 264/2016/TT-BTC).