Chương trình an toàn, vệ sinh lao động theo Bộ luật lao động mới nhất 2023

Với vai trò là cơ quan thống nhất quản lý nhà nước về lao động trong phạm vi cả nước, Chính phủ được giao thẩm quyền lập và quyết định Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động.

Quy định về Chương trình an toàn, vệ sinh lao động theo Bộ luật lao động

1. Chính phủ quyết định Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định Chương trình an toàn, vệ sinh lao động của địa phương và đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội. 

Bình luận về Chương trình an toàn, vệ sinh lao động theo Bộ luật lao động

Với vai trò là cơ quan thống nhất quản lý nhà nước về lao động trong phạm vi cả nước, Chính phủ được giao thẩm quyền lập và quyết định Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động.

Mục đích là nhằm chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, giảm ô nhiễm môi trường lao động; ngăn chặn tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe người lao động; nâng cao nhận thức và sự tuân thủ pháp luật về bảo hộ lao động, bảo đảm an toàn tính mạng cho người lao động, tài sản của Nhà nước, tài sản của doanh nghiệp, của tổ chức, góp phần vào sự phát triển bền vững của quốc gia. 

Thực tế, Chính phủ đã ban hành nhiều Chương trình quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động. Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động bao gồm: mục tiêu mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể), thời gian và phạm vi chương trình, nội dung chương trình, giải pháp thực hiện, kinh phí và tổ chức thực hiện chương trình. Chương trình có tính tổng thể chung, được áp dụng trên phạm vi toàn quốc, có giá trị định hướng và bắt buộc đối với tất cả các ngành, địa phương. 

Tại địa phương, với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về lao động trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được giao xây dựng Chương trình an toàn, vệ sinh lao động của địa phương, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội.

Chương trình an toàn, vệ sinh lao động của địa phương phải được xây dựng bám sát trên Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động để phù hợp với mục tiêu, nội dung hoạt động của Chương trình quốc gia và điều kiện thực tế của địa phương. Nội dung Chương trình an toàn, vệ sinh lao động phải được đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của địa phương và đây là một trong các chỉ tiêu được đánh giá định kỳ trong kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 05 năm, hàng năm của địa phương.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com