Dưới sự quản lý của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Tài chính tổ chức thực hiện các chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội. Ở Việt Nam, cơ quan bảo hiểm xã hội có tên gọi chính xã là Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Trong những năm gần đây, kinh tế Việt Nam có nhiều bước tiến mới, đời sống nhân dân và trình độ dân trí ngày càng nâng cao. Nhằm ổn định cuộc sống, phòng ngừa các trường hợp rủi ro như ốm đau, bệnh tật, thất nghiệp…người dân càng chú trọng hơn việc đóng bảo hiểm xã hội.
Cơ quan bảo hiểm xã hội Tiếng Anh là gì?
Cơ quan bảo hiểm xã hội Tiếng Anh là Vietnam Social Security (VSS).
Dưới sự quản lý của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Tài chính tổ chức thực hiện các chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội. Ở Việt Nam, cơ quan bảo hiểm xã hội có tên gọi chính xã là Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định tại Nghị định 89/2020/NĐ-CP, ngày 04/8/2020 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Sau khi tìm hiểu Cơ quan bảo hiểm xã hội Tiếng Anh là gì, chúng ta cần tìm hiểu các quy định liên quan đến cơ quan này.
Vị trí, chức năng cơ quan bảo hiểm
Theo Nghị định 89/2020/NĐ-CP, Bảo hiểm xã hội Việt Nam có vị trí, chức năng:
– Bảo hiểm xã hội Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ có chức năng tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tổ chức thu, chi chế độ bảo hiểm thất nghiệp; quản lý và sử dụng các quỹ: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; thanh tra chuyên ngành việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
– Bảo hiểm xã hội Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; của Bộ Y tế về bảo hiểm y tế; của Bộ Tài chính về chế độ tài chính đối với các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
Nhiệm vụ, quyền hạn cơ quan bảo hiểm
Theo điều 2, Nghị định 89/2020/NĐ-CP, Bảo hiểm xã hội Việt Nam có nhiệm vụ, quyền hạn chủ yếu sau:
– Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch dài hạn, năm năm, hàng năm và các dự án, đề án khác của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
– Tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế:
+ Ban hành văn bản hướng dẫn về thủ tục, chuyên môn, nghiệp vụ; thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế; về thanh tra chuyên ngành; ban hành các văn bản cá biệt và văn bản quản lý nội bộ ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
+ Xem xét, giải quyết việc tính thời gian công tác đối với người lao động không còn hồ sơ gốc thể hiện thời gian làm việc trong khu vực nhà nước trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 theo hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
+ Tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật;
+ Xác định và tổ chức khai thác, đăng ký, quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật;
+ Ban hành mẫu thẻ và tổ chức cấp thẻ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người tham gia bảo hiểm theo quy định của pháp luật;
+ Tổ chức thu thu các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật. Tiếp nhận các khoản kinh phí từ ngân sách nhà nước chuyển sang để chi các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật;
+ Tiếp nhận hồ sơ, giải quyết các chế độ ốm đau, thai sản; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí; tử tuất; dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản và sau khi điều trị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; khám, chữa bệnh theo quy định của pháp luật;
+ Tổ chức hoặc ủy quyền cho tổ chức dịch vụ chi trả các chế độ bảo hiểm;
+ Các nhiệm vụ khác quy định khoản 2, điều 2, Nghị định 89/2020/NĐ-CP.
– Quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
– Thực hiện nhiệm vụ khác về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
– Thanh tra chuyên ngành, xử phạt vi phạm hành chính.
– Thực hiện hợp tác quốc tế, tổ chức thực hiện điều ước quốc tế thuộc lĩnh vực bảo hiểm xã hội.
Cơ cấu tổ chức
Bên cạnh việc tìm hiểu cơ quan bảo hiểm xã hội Tiếng Anh là gì, tìm hiểu cơ cấu tổ chức của cơ quan bảo hiểm xã hội cũng vô cùng cần thiết.
– Bảo hiểm xã hội Việt Nam ở trung ương bao gồm các đơn vị chuyên môn (Vụ tài chính – kế toán; Vụ hợp tác quốc tế;…..) và đơn vị sự nghiệp ( Tạo chí bảo hiểm xã hội, Trường đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội,…..)
– Bảo hiểm Xã hội ở địa phương bao gồm: Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh, bảo hiểm xã hội cấp huyện.
Thông qua bài viết Cơ quan bảo hiểm xã hội Tiếng Anh là gì? đã hiểu rõ cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của bảo hiểm xã hội Việt Nam. Nếu quý vị còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ Tổng đài 1900.0191 để được tư vấn.