Cơ quan tư pháp gồm những cơ quan nào? 2023

Cơ quan tư pháp gồm Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan tư pháp là cơ quan nhà nước thực hiện quyền tư pháp, một trong ba quyền của quyền lực nhà nước thống nhất.

Cơ quan tư pháp là một cụm từ thường được nhắc đến trên thực tế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ được định nghĩa về cơ quan tư pháp và Cơ quan tư pháp gồm những cơ quan nào?

Cơ quan tư pháp là gì?

Cơ quan tư pháp là cơ quan nhà nước thực hiện quyền tư pháp, một trong ba quyền của quyền lực nhà nước thống nhất.

Tư pháp là một trong ba quyền của quyền lực nhà nước:

+ Lập pháp là làm pháp luật, ban hành pháp luật;

+ Hành pháp (thi hành pháp luật)

+ Tư pháp (giữ gìn, bảo vệ pháp luật, xử lý các việc vi phạm pháp luật).

Theo quan điểm của Nhà nước, tư pháp chỉ công việc tổ chức giữ gìn, bảo vệ pháp luật, tư pháp còn là từ chung chỉ các cơ quan điều tra, kiểm sát, xét xử hoặc tên cơ quan làm các nhiệm vụ về hành chính tư pháp. Ví dụ: Bộ tư pháp, Sở tư pháp…

Cơ quan tư pháp là một hệ thống tòa án để xử lý những hành vi vi phạm pháp luật và giải quyết các tranh chấp, theo chủ thuyết tam quyền phân lập, cơ quan tư pháp là phân nhánh chính của một chính thể, có trách nhiệm chính về việc diễn giải luật.

Chức năng của cơ quan tư pháp

Trước khi tìm hiểu về vấn đề Cơ quan tư pháp gồm những cơ quan nào? thì cần nắm được chức năng của cơ quan tư pháp.

– Cơ quan tư pháp hay hệ thống tư pháp thực chất chính là một nơi để nhằm mục đích có thể thực thi công lý, một cơ chế để giúp Nhà nước có thể giải quyết các tranh chấp xảy ra giữa các bên.

– Cơ quan tư pháp là cơ quan nhà nước và có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn thực hiện quyền tư pháp theo quy định của pháp luật.

– Đối với hoạt động tư pháp, nhà nước ta xác định Toà án chính là một mắt xích có vai trò rất quan trọng tâm của hệ thống tư pháp. Hiện nay nước ta, đang phân biệt ngày càng rành mạch giữa các quyền này và đây cũng chính là phương hướng về tăng cường kiểm soát quyền lực nói chung và giúp cho hoạt động kiểm soát giữa các quyền lập pháp, hành pháp hay tư pháp nói riêng.

Cơ quan tư pháp gồm những cơ quan nào?

Hệ thống cơ quan tư pháp gồm những cơ quan sau đây:

– Tòa án nhân dân:

+ Tòa án nhân dân có chức năng: Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp

+ Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

+ Không những thế, ta còn thấy rằng, Tòa án nhân dân còn góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác.

– Viện kiểm sát nhân dân:

+ Viện kiểm sát nhân dân chính là các cơ quan có thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát đối với các hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

+ Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.

+ Viện kiểm sát nhân dân có chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp.

Kiểm sát hoạt động tư pháp được hiểu cơ bản chính là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân để nhằm mục đích có thể kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp,

Chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết đối với các vụ án hình sự.

+ Chức năng thực hành quyền công tố cũng chính là chức năng đặc thù của Viện kiểm sát nhân dân được Hiến pháp trao cho mà các cơ quan nhà nước khác không thể thay thế nhằm đảm bảo cho pháp luật về tư pháp được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

Cơ quan tư pháp gồm những cơ quan nào? câu trả lời là Cơ quan tư pháp gồm Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân.

Bộ Tư pháp có phải là cơ quan tư pháp không?

Bộ máy nhà nước ta hiện nay về cơ bản được chia thành hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước, hệ thống cơ quan hành pháp và hệ thống cơ quan tư pháp. Trong đó hệ thống cơ quan hành chính nhà nước hiện nay bao gồm:

– Chính phủ: Đây là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nhất của Việt Nam. Giúp việc cho Chính phủ có các Bộ và Cơ quan ngang bộ như Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng,…

Ngoài ra còn có các cơ quan thuộc Chính phủ như Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam,…

– Ủy ban nhân dân các cấp (Cũng như HĐND, UBND cũng được tổ chức ở các cấp tỉnh, huyện và xã), đây là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.

Từ phân tích trên có thể thấy được rằng Bộ Tư pháp mặc dù có tên là Tư pháp nhưng không phải là cơ quan tư pháp mà Bộ Tư pháp là cơ quan hành pháp.

Bộ tư pháp có chức năng: Quản lý nhà nước về công tác xây dựng và thi hành pháp luật, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, kiểm soát thủ tục hành chính, phổ biến, giáo dục pháp luật;

– Quản lý nhà nước về thi hành án dân sự, thi hành án hành chính, hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp, bồi thường nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính và thi hành án và các công tác tư pháp khác trong phạm vi cả nước.

– Quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com