Công bố tiêu chuẩn chất lượng mỹ phẩm là một thủ tục pháp lý mà các thương nhân muốn đưa mỹ phẩm (tự sản xuất hoặc nhập khẩu) ra thị trường phải làm tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền là Bộ Y tế hay Sở Y tế.
Mỹ phẩm được sử dụng với mục đích chính là làm đẹp, làm sạch, làm thơm… Với những mục đích sử dụng như vậy, mỹ phẩm có tác động tích cực hoặc cũng có thể tiêu cực đến thẩm mỹ của người sử dụng. Và thậm chí là tác động đến cả sức khỏe. Chính vì vậy mà nhà nước Việt Nam đã ban hành các quy chế về quản lý mỹ phẩm đòi hỏi các thương nhân phải đảm bảo về mặt thủ tục, cũng như chất lượng mỹ phẩm. Một trong những yếu tố bắt buộc đó chính là công bố tiêu chuẩn chất lượng mỹ phẩm.
Công bố tiêu chuẩn chất lượng mỹ phẩm là gì?
Mỹ phẩm trước khi lưu thông ra thị trường phải làm thủ tục xin cấp số công bố sản phẩm mỹ phẩm. Về bản chất, thủ tục này chỉ dừng lại ở nội dung chứng nhận mỹ phẩm đã được tổ chức, cá nhân khai báo với cơ quan chức năng trước khi đưa ra thị trường.
Theo đó, việc sản phẩm mỹ phẩm được cấp số công bố tiêu chuẩn chất lượng mỹ phẩm không có giá trị chứng nhận sản phẩm đó đảm bảo tính an toàn, hiệu quả, đáp ứng tất cả các yêu cầu của hiệp định mỹ phẩm ASEAN và phụ lục Annexxes kèm theo.
Từ những phân tích ở trên, thuật ngữ chính xác đối với thủ tục này là công bố sản phẩm mỹ phẩm (hoặc ngắn gọn hơn là công bố mỹ phẩm) chứ không phải là công bố tiêu chuẩn chất lượng mỹ phẩm như mọi người vẫn thường dùng.
Làm thế nào để công bố tiêu chuẩn chất lượng mỹ phẩm?
Để có được kết quả cuối cùng là số tiếp nhận công bố mỹ phẩm, các thương nhân sẽ phải thực hiện một quy trình tương đối phức tạp và mất khá nhiều thời gian. Vậy nhưng, nếu chỉ một sai sót nhỏ trong toàn bộ quá trình này mọi người sẽ có thể không nhận được số tiếp nhận hoặc được nhận nhưng lâu hơn dự kiến.
Mọi thương nhân khi thực hiện quy trình này cần phải xác định rõ đây là một thủ tục pháp lý đòi hỏi tính chính xác tuyệt đối. Cho nên, trước khi bắt tay vào thực hiện thủ tục công bố tiêu chuẩn chất lượng mỹ phẩm, mọi người cần phải tìm hiểu thật chi tiết các nội dung, kiến thức, văn bản pháp lý và thậm chí là kinh nghiệm của những người đi trước.
Trong nội dung bài viết này, do giới hạn về thời gian chúng tôi sẽ chỉ giới thiệu cho mọi người một quy trình sơ bộ hay nói đúng hơn là sườn công việc để mọi người định hình và có cái nhìn tổng quan về vấn đề. Cụ thể quy trình như sau:
Bước 1: Cá nhân, tổ chức nộp chuẩn bị hồ sơ bao gồm:
– Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm theo mẫu ban hành tại phụ lục trong Thông tư 06/2011/TT-BYT
– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc chứng nhận đầu tư hoặc quyết định thành lập của cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường;
– Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hợp lệ giấy ủy quyền của nhà sản xuất cho cá nhân, tổ chức được phân phối sản phẩm mỹ phẩm ra thị trường. Giấy ủy quyền phải đáp ứng các quy định của pháp luật về nội dung, hình thức, ngôn ngữ. Đối với mỹ phẩm nhập khẩu, giấy ủy quyền cần được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
– Giấy chứng nhận lưu hành tự do (còn gọi là CFS). Chỉ áp dụng đối với công bố tiêu chuẩn chất lượng mỹ phẩm nhập khẩu. CFS phải đáp ứng đồng thời 2 điều kiện:
Thứ nhất: CFS do nước sở tại cấp là bản chính hoặc bản sao có chứng thực hợp lệ, còn hạn. Trường hợp CFS không nêu thời hạn thì phải là bản được cấp trong vòng 24 tháng kể từ ngày cấp.
Thứ hai: CFS phải được hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hoá lãnh sự theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Bước 2: Cá nhân, tổ chức thực hiện nộp hồ sơ tại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền
– Cục Quản lý dược – Bộ Y tế, đối với mỹ phẩm sản phẩm nhập khẩu
– Sở Y tế nơi sản xuất mỹ phẩm. Đối với mỹ phẩm sản xuất trong nước
Đến thời điểm hiện tại, đây là hai cơ quan nhà nước ở Việt Nam có thẩm quyền trong việc tiếp nhận, thẩm định và xử lý hồ sơ để đem ra quyết định cuối cùng cho thương nhân khi có nhu cầu công bố mỹ phẩm. Tùy thuộc vào việc mỹ phẩm của doanh nghiệp có nguồn gốc xuất xứ tại đâu mà cơ quan nhà nước tiếp nhận sẽ là Bộ Y tế hay Sở Y tế.
Bước 3: Cơ quan tiếp nhận thẩm định hồ sơ
Đối với hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp số công bố mỹ phẩm
Đối với trường hợp hồ sơ không hợp lệ theo quy định pháp luật, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra thông báo sửa đổi, bổ sung.
Dịch vụ công bố tiêu chuẩn chất lượng mỹ phẩm của Luật LVN Group
Đứng dưới góc độ dịch vụ pháp lý, Luật LVN Group tự tin khẳng định mình là một trong những đơn vị hàng đầu cung cấp dịch vụ về công bố mỹ phẩm. Sở dĩ, chúng tôi dám khẳng định như vậy là vì trong suốt gần 10 năm qua chất lượng dịch vụ của Luật LVN Group đã được khách hàng ghi nhận và đánh giá cao. Cùng với đó là những thế mạnh sẵn có như:
– Kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực xin giấy phép công bố tiêu chuẩn chất lượng mỹ phẩm
– Có chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn trong việc soạn thảo hồ sơ, làm việc với cơ quan nhà nước và xử lý vấn đề phát sinh
– Đội ngũ chuyên viên, luật sư giỏi, tâm huyết, tận tình, luôn nỗ lực hết mình vì khách hàng
– Hạn chế tối đa công việc khách hàng phải thực hiện. Khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi, khách hàng chỉ cần phải cung cấp thông tin và ký vào một số tài liệu do Luật LVN Group soạn thảo
– Chi phí dịch vụ ở mức hợp lý nhất có thể, đảm bảo xứng đáng với giá trị mà khách hàng bỏ ra
Từ những ưu điểm của dịch vụ công bố tiêu chuẩn chất lượng mỹ phẩm của Luật LVN Group, khách hàng có nhu cầu thực hiện dịch vụ hãy liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:
– Hotline: 096.1981.886 (Ms Trang) – 1900.0191 (Mr Nam)
– Điện thoại: 1900.0191 (HN) – 1900.0191 (TP.HCM)
– Email: lienhe@luatlvn.vn