Công trình xây dựng là gì? 2023

Công trình xây dựng bao gồm công trình xây dựng dân dụng, công trình công nghiệp, giao thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn, công trình hạ tầng kỹ thuật và các loại công trình khác.

Hiện nay chúng ta không quá xa lạ với những công trình xây dựng, nhưng để hiểu như thế nào là công trình xây dựng thì không phải ai cũng nắm được định nghĩa của nó. Vậy Công trình xây dựng là gì? Công trình xây dựng được phân cấp ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về nội dung này qua bài viết dưới đây.

Công trình xây dựng là gì?

Công trình xây dựng là những sản phẩm được tạo ra bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, các thiết bị được lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm toàn bộ phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo một thiết kế nhất định.

Công trình xây dựng bao gồm công trình xây dựng dân dụng, công trình công nghiệp, giao thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn, công trình hạ tầng kỹ thuật và các loại công trình khác.

Hiểu một cách đơn giản thì công trình xây dựng là sản phẩm của ngành xây dựng, do những người hoạt động trong lĩnh vực xây dựng tạo ra, đó chính là những ngôi nhàm trường học, bệnh viện, đường giao thông, siêu thị, chung cư…tất cả đều được gọi chung là công trình xây dựng.

Hiện nay công trình xây dựng được chia ra làm 5 loại chính căn cứ theo những lĩnh vực trong đời sống xã hội, đó là:

– Công trình dân dụng: Đây là những công trình nhà ở nư nhà riêng, nhà chung cư hay nhà tập thể và công trình công cộng như trường học, bệnh viện, siêu thị, trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước…

– Công trình công nghiệp: Đây là những công trình được xây dựng lên nhằm mục đích phục vụ cho hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng, công trình luyện kim, cơ khí, khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất hóa chất, các ngành công nghiệp nhẹ và công nghiệp nặng

– Công trình hạ tầng kỹ thuật: Đây là những loại công trình cấp thoát nước, công trình xử lý chất thải, đền chiếu sáng công cộng, nghĩa trang, nhà hỏa táng, công viên…

– Công trình giao thông: Đây chính là các công trình đường bộ, đường sắt, cầu vượt, hầm đi bộ, các công trình hàng hải, hàng không…

– Công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn:

 Đây là những công trình thủy lợi, công trình đê điều, chăn nuôi trồng trọt, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy hải sản và một số các công trình nằm trong hạng mục nông nghiệp và phát triển nông thôn khác.

Phân cấp công trình xây dựng

Thông thường thì công trình xây dựng sẽ được phân chia thành 5 cấp, phụ thuộc vào tính chất, quy mô của công trình xây dựng đó trên thực tế. Việc phân cấp công trình xây dựng như vậy nhằm mục đích xác định mức độ bền vững và cũng dự tính thời gian sử dụng công trình. Cụ thể công trình xây dựng được phân cấp như sau:
– Phân cấp công trình đặc biệt có thời hạn sử dụng lên đến trên 100 năm;

– Phân cấp công trình xây dựng cấp I có thời hạn sử dụng công trình là trên 100 năm;

– Phân cấp công trình xây dựng cấp II có thời hạn sử dụng trong khoảng 50 năm đến 100 năm;

– Phân cấp công trình xây dựng cấp III có thời hạn sử dụng từ 20 năm đến dưới 50 năm;

– Phân cấp công trình xây dựng cấp IV có thời hạn sử dụng dưới năm

Nhìn chung, căn cứ vào tình hình trên thực tế thì ta có thể nhận thấy việc phân loại, phân cấp công trình xây dựng như vậy là rất cần thiết, bởi từ đó có thể đưa ra các đánh giá, phân loại các công trình xây dựng sao cho phù hợp với tính chất, quy mô xây dựng, từ đó có thể đưa ra các giải pháp định hướng trong công tác sửa chữa, cải tạo nâng cấp, qua đó góp phần làm cho ngành xây dựng của nước nhà ngày càng phát triển hơn.

Các trường hợp công trình xây dựng được miễn xin cấp phép

Giấy phép xây dựng được hiểu là văn bản có giá trị pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho những chủ đầu tư để tiến hành xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo hoặc di dời công trình xây dựng.

Tuy nhiên pháp luật quy định không phải bất cứ công trình xây dựng nào cũng phải tiến hành xin giấy phép xây dựng.

Cụ thể tại Luật xây dựng sửa đổi năm 2020 có đề cập đến 9 trường hợp công trình xây dựng được miễn giấy phép xây dựng, cụ thể là:

– Công trình bí mật nhà nước; công trình xây dựng thuộc trường hợp khẩn cấp;

Công trình xây dựng thuộc dự án sử dụng vốn đầu tư công được Thủ tướng Chính phủ, người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của tổ chức chính trị – xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư xây dựng;

– Công trình xây dựng tạm theo quy định tại Điều 131 Luật Xây dựng;

– Các công trình xây dựng sửa chữa, cải tạo bên trong hoặc sửa chữa, cải tạo mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nội dung sửa chữa, cải tạo không làm thay đổi công năng sử dụng…

– Công trình quảng cáo không thuộc đối tượng phải cấp giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về quảng cáo; công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động theo quy định của Chính phủ;

– Công trình xây dựng thuộc địa bàn hai đơn vị hành chính từ cấp tỉnh trở lên, công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị phù hợp với quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

– Công trình xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thông báo kết quả thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở đủ điều kiện phê duyệt thiết kế xây dựng và đáp ứng các điều kiện về cấp giấy phép xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng;

– Công trình xây dựng là nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

Công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 07 tầng và thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng; trừ công trình, nhà ở riêng lẻ được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa.

Với nội dung bài viết phía trên, chúng tôi đã giải thích cho Quý khách về Công trình xây dựng là gì? Nếu còn gì thắc mắc về vấn đề này thì Qúy khách hãy liên hệ đến tổng đài 1900.0191 để được hỗ trợ trực tiếp.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com