Theo pháp luật hiện nay thì thuật ngữ “Doanh nghiệp” được sử dụng để gọi cho tất cả các loại hình công ty bao gồm: Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty hợp danh, công ty TNHH, hộ kinh doanh.
Hiện nay việc thành lập các công ty diễn ra ngày càng nhiều, do vậy mà thuật ngữ “Công ty” đã ngày càng trở lên phổ biến và gần gũi với nhiều người. Tuy nhiên có thể hiểu Công ty là gì? Khi muốn thành lập công ty thì cần lưu ý những vấn đề gì quan trọng? Qua nội dung bài viết dưới đây, Luật LVN Group sẽ giải đap giúp Qúy khách về vấn đề này.
Công ty là gì?
Công ty là sự gắn kết của hai hay nhiều chủ thể có thể là cá nhân hoặc pháp nhân với nhau thông qua một sự kiện pháp lý là thành lập công ty, trong đó các bên sẽ cùng nhau thỏa thuận việc góp vốn, trách nhiệm tài sản để cùng nhau hợp tác nhằm tiến hành các mục tiêu chung.
Theo pháp luật hiện nay thì thuật ngữ “Doanh nghiệp” được sử dụng để gọi cho tất cả các loại hình tổ chức thương mại bao gồm: Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty hợp danh, công ty TNHH.
Nhưng đối với thuật ngữ “Công ty” thì nó chỉ được dùng chủ yếu cho các mô hình công ty nhất định là công ty cổ phần, công ty TNHH.
Ngoài việc giải đáp cho Qúy khách về Công ty là gì? Thì với nội dung dưới đây, Luật LVN Group sẽ cung cấp cho Qúy khách các thông tin khác liên quan đến vấn đề này.
Những lưu ý khi thành lập công ty
Khi tiến hành thành lập công ty thì Qúy khách cần lưu ý một số vấn đề quan trọng sau đây:
– Về các chủ thể góp vốn vào công ty
Hiện nay pháp luật không có quy định nào về trình độ hay chuyên môn của chủ thể góp vốn, chỉ cần là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, đang trong thời gian thi hành án hình sự…
Tuy nhiên tại Điều 183 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định chủ thể là chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân thì tuyệt đối không được thực hiện hành vi góp vốn hay mua cổ phần trong công ty TNHH hoặc công ty cổ phần.
– Về người đại diện theo pháp luật của công ty
Người đại diện theo pháp luật của công ty thì sẽ được quy định cụ thể trong điều lệ của công ty.
Đối với công ty TNHH 1 thành viên thì người đại diện theo pháp luật có thể là chủ tịch HĐTV hoặc chủ tịch của công ty.
Ở công ty TNHH 2 thành viên trở lên và công ty cổ phần thì pháp luật không quy định về số lượng người đại diện theo pháp luật nhất định mà sẽ do công ty tự quyết định, có thể có một hoặc nhiều hơn 2 người đại diện, có thể là người giữ chức vụ giám đốc, tổng giám đốc,…
– Về các loại hình công ty
Hiện nay theo quy định thì có ba loại mô hình công ty là: Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên (TNHH 1 thành viên), công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên (TNHH 2 thành viên trở lên), công ty cổ phần (CTCP).
– Về tên công ty.
Lưu ý Qúy khách khi đặt tên công ty thì phải đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật Doanh nghiệp quy định tại Điều 38, điều 39, điều 40, như:
+ Tên công ty phải gồm có hai bộ phận là tên loại hình công ty và tên riêng công ty
Ví dụ: Qúy khách dự định thành lập công ty cổ phần thì tên công ty sẽ là CÔNG TY CỔ PHẦN + tên riêng công ty.
+ Tên công ty không được chưa các yếu tố gây nhầm lẫn hoặc bị trùng với các tên công ty đã đăng ký thành lập trước đó…
– Về trụ sở của công ty
Qúy khách khi chọn địa điểm đặt trụ sở của công ty thì cần lưu ý không được đặt tại các khu nhà chung cư hay nhà tập thể có chức năng dùng để ở.
Nơi đặt địa điểm trụ sở phải có địa chỉ rõ ràng, gồm số nhà, ngõ, tên đường/phường, thị trấn, huyện, thành phố…
– Về ngành nghề kinh doanh và vốn điều lệ:
Phải chọn các ngành nghề kinh doanh nằm trong danh mục các ngành nghề kinh doanh mà pháp luật cho phép.
Đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì Qúy khách phải đảm bảo là có đủ số vốn pháp định mà pháp luật quy định đối với ngành nghề đó.
Trên đây là toàn bộ nội dung về Công ty là gì? Nếu Qúy khách còn thắc mắc gì vấn đề này hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết thì vui lòng liên hệ đến Luật LVN Group theo số tổng đài tư vấn pháp luật 1900.0191.