Cư trú là gì? 2023

Cư trú là chỗ ở hợp pháp ( nhà ở thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc thuê, mượn, ở nhờ theo quy định của pháp luật ) và thường xuyên sinh sống của mỗi người, nơi cư trú của công dân thường là nơi tạm trú hoặc nơi thường trú.

Mỗi cá nhân xác định được nơi cư trú sẽ giúp ích rất nhiều trong suốt quá trình sinh sống. Thế nhưng nơi cư trú, nơi thường trú, nơi tạm trú lại khiến nhiều người bị nhầm lẫn và chưa hiểu rõ.

Cư trú là gì ?

Cư trú là chỗ ở hợp pháp ( nhà ở thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc thuê, mượn, ở nhờ theo quy định của pháp luật ) và thường xuyên sinh sống của mỗi người, nơi cư trú của công dân thường là nơi tạm trú hoặc nơi thường trú.

Cư trú là việc công dân sinh sống tại một xã , phường, thị trấn dưới hình thức có hộ khẩu thường trú hoặc cá nhân đăng ký tạm trú, vì thế cá nhân không có nơi thường xuyên sinh sống và hộ khẩu thường trú thì nơi cư trú là nơi tạm trú.

 Xác nhận thông tin về cư trú

– Công dân yêu cầu xác nhận thông tin về cư trú có thể trực tiếp đến cơ quan đăng ký cư trú trong cả nước không phụ thuộc vào nơi cư trú của công dân để đề nghị cấp xác nhận thông tin về cư trú hoặc gửi yêu cầu xác nhận thông tin về cư trú qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú.

– Nội dung xác nhận thông tin về cư trú bao gồm thời gian, địa điểm, hình thức đăng ký cư trú. Xác nhận thông tin về cư trú có giá trị 06 tháng kể từ ngày cấp đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Cư trú xác nhận về việc khai báo cư trú và có giá trị 30 ngày kể từ ngày cấp đối với trường hợp xác nhận thông tin về cư trú. Trường hợp thông tin về cư trú của công dân có sự thay đổi, điều chỉnh và được cập nhật trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì xác nhận thông tin về cư trú hết giá trị kể từ thời điểm thay đổi.

– Trong thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm xác nhận thông tin về cư trú dưới hình thức văn bản (có chữ ký và đóng dấu của Thủ trưởng cơ quan đăng ký cư trú) hoặc văn bản điện tử (có chữ ký số của Thủ trưởng cơ quan đăng ký cư trú) theo yêu cầu của công dân.

– Trường hợp nội dung đề nghị xác nhận của cá nhân hoặc hộ gia đình chưa được cập nhật trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì cơ quan đăng ký cư trú hướng dẫn công dân thực hiện thủ tục để điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định tại Điều 26 Luật Cư trú.

Lưu trú là gì?

Lưu trú là việc công dân sinh sống trong một thời gian nhất định tại địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn ngoài nơi cư trú và không thuộc trường hợp phải đi đăng ký tạm trú.

Lưu trú là việc mà cá nhân phải xác định rõ mục đích tại nơi lưu trú thời gian đến, thời gian rời đi, quy định về nơi lưu trú để nhằm đơn giản hóa thủ tục và quản lý công dân khi đi du lịch, chữa bệnh, thăm người thân…

Xác định nơi cư trú hợp pháp

Ngoài nắm rõ khái niệm nơi cư trú là gì, chúng tôi xin cung cấp thêm thông tin chỗ ở hợp pháp bao gồm:

– Nhà ở sử dụng để ở, sinh hoạt của cá nhân, hộ gia đình.

– Tàu, thuyền , các phương tiện phục vụ cho mục đích sinh hoạt hằng ngày của cá nhân, hộ gia đình.

– Cá nhân không được đăng ký thường trú khi chuyển đến chỗ ở mới trong các trường hợp sau đây:

+ Chỗ ở thuộc địa điểm pháp luật cấm, khu vực xây dựng bị cấm, di tích lịch sử…

+ Chỗ ở mà diện tích nhà ở nằm trên đất lấn chiếm trái phép

+ Chỗ ở có có phương án bồi thường, tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

+ Chỗ ở bị kê biên, tịch thu để thi hành án theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

+ Nhà ở đã có quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Phân biệt nơi tạm trú và thường trú

­– Nơi tạm trú là địa điểm công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú, thời gian cư trú là có thời hạn, cá nhân đăng ký tại xã, phường, thị trấn và được cấp sổ tạm trú.

Điều kiện đăng ký tạm trú: cá nhân đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một xã, phường, thị trấn nhưng không đăng ký thường trú.

– Nơi thường trú là địa điểm công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, thời gian cư trú là không thời hạn, đăng ký thường trú tại công an xã, thị trấn thuộc huyện, công an thị xã đối với thành phố thuộc tỉnh, công an quận, huyện, thị xã đối với thành phố trực thuộc trung ương và được cấp sổ hộ khẩu.

Điều kiện đăng ký thường trú:

+ Cá nhân có chỗ ở hợp pháp ở tỉnh nào thì đăng ký thường trú tại tỉnh đó.

+ Trong trường hợp đăng ký tại thành phố trực thuộc trung ương thì phải có chỗ ở hợp pháp, được sự đồng ý của chủ hộ khẩu cho phép nhập vào sổ hộ khẩu của mình, được sự điều động đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước, hoặc trước đã đăng ký thường trú tại các thành phố trực thuộc trung ương và quay về sinh sống  chỗ ở hợp pháp của mình, hoặc đáp ứng một số điều kiện khác theo quy định pháp luật.

Trên đây là toàn bộ thông tin tư vấn về cư trú là gì, phân biệt rõ nơi cư trú, thường trú, tạm trú như thế nào mà chúng tôi muốn chia sẻ tới Qúy độc giả, để hỗ trợ tư vấn thêm liên hệ chúng tôi qua Tổng đài tư vấn 1900.0191.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com