Để tránh nguy cơ tụt hậu và từng bước thu hẹp khoảng cách với các nước phát triển, vấn đề đặt ra là chúng ta phải nhanh chóng tiếp cận và làm chủ được các ngành khoa học, kĩ thuật, công nghệ mũi nhọn tiên tiến, các ngành sản xuất kết tinh hàm lượng chất xám cao.
Khái niệm đất sử dụng cho khu công nghệ cao
Sự phát triển không ngừng của cuộc cách mạng khoa học, công nghệ đã đặt nền tảng cho việc ra đời nền kinh tế tri thức.
Để tránh nguy cơ tụt hậu và từng bước thu hẹp khoảng cách với các nước phát triển, vấn đề đặt ra là chúng ta phải nhanh chóng tiếp cận và làm chủ được các ngành khoa học, kĩ thuật, công nghệ mũi nhọn tiên tiến, các ngành sản xuất kết tinh hàm lượng chất xám cao.
Việc thành lập các khu công nghệ cao ở nước ta không nằm ngoài chiến lược của Đảng và Nhà nước, đồng thời đây cũng là con đường ngắn nhất để nhanh chóng đưa các thành tựu khoa học, công nghệ, các phát minh mới vào ứng dụng trong thực tiễn sản xuất nhằm không ngừng nâng cao năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất.
Việc các khu công nghệ ra đời đặt ra nhu cầu sử dụng đất và kéo theo sự ra đời của khái niệm đất sử dụng cho khu công nghệ cao.
Luật đất đai năm 2013 quan niệm: “Đất sử dụng cho khu công nghệ cao theo quyết định thành lập của Thủ tướng Chính phủ bao gồm các loại đất có chế độ sử dụng khác nhau phục vụ sản xuất, kinh doanh sản phẩm công nghệ cao; nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ cao; đào tạo nhân lực công nhân cao” (khoản 1 Điều 150).
Các quy định về quản lý và sử dụng đất khu công nghệ cao
Khi quy hoạch, thành lập khu công nghệ cao phải đồng thời lập quy hoạch, xây dựng khu nhà ở, công trình công cộng nằm ngoài khu công nghệ cao để phục vụ đời sống chuyên gia, người lao động làm việc trong khu công nghệ cao.
Ban quản lý khu công nghệ cao được UBND cấp tỉnh giao đất khu công nghệ cao. Ban quản lý khu công nghệ cao được cho thuê đất đối với tổ chức, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất trong khu công nghệ cao theo quy định của Luật đất đai năm 2013.
Ban quản lý khu công nghệ cao lập quy hoạch chi tiết xây dựng của khu công nghệ cao và trình UBND cấp tỉnh nơi có đất phê duyệt.
UBND cấp tỉnh giao đất cho ban quản lý khu công nghệ cao để tổ chức xây dựng, phát triển khu công nghệ cao theo quy hoạch đã được phê duyệt.
Người sử dụng đất được ban quản lý khu công nghệ cao cho thuê đất trong khu công nghệ cao có các quyền và nghĩa vụ như được Nhà nước cho thuê đất theo quy định của Luật đất đai năm 2013.
Doanh nghiệp phát triển khu công nghệ cao, doanh nghiệp phát triển hạ tầng được ban quản lý khu công nghệ cao cho thuê đất; người có nhu cầu sử dụng đất trong khu công nghệ cao được thuê lại đất của doanh nghiệp phát triển khu công nghệ cao, doanh nghiệp phát triển hạ tầng.
Người sử dụng đất trong khu công nghệ cao phải sử dụng đất đúng mục đích đã được ghi trong hợp đồng thuê đất, được cấp giấy chứng nhận QSDĐ và có các quyền, nghĩa vụ theo quy định của Luật đất đai năm 2013.
Trường hợp chuyển nhượng QSDĐ trong khu công nghệ cao thì người nhận chuyển nhượng phải tiếp tục sử dụng đất đúng mục đích đã được xác định.
Nhà nước khuyến khích tổ chức, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng trong khu công nghệ cao và khuyến khích tổ chức, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất vào mục đích phát triển khoa học và công nghệ.
Việc xác định giá cho thuê đất và tính thu tiền thuê đất trong khu công nghệ cao thực hiện theo quy định của Luật đất đai năm 2013.
Thời hạn sử dụng đất để thực hiện dự án sản xuất, kinh doanh sản phẩm công nghệ cao; nghiên cứu phát triển ứng dụng công nghệ cao và đào tạo nhân lực công nghệ cao trong khu công nghệ cao được thực hiện theo quy định tại Điều 125 và Điều 126 Luật đất đai năm 2013.
Trách nhiệm quản lý đất đai của ban quản lý khu công nghệ cao được quy định như sau:
– Phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng để thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;
– Trình UBND cấp tỉnh quyết định tiền thuê đất; mức miễn, giảm tiền thuê đất đối với từng dự án;
– Thu hồi đất đã cho thuê đối với trường hợp người sử dụng đất có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai;
– Quyết định giao lại đất không thu tiền sử dụng đất đối với người sử dụng đất trong khu công nghệ cao thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 54 Luật đất đai năm 2013;
– Quy định trình tự, thủ tục hành chính về đất đai tại khu công nghệ cao;
– Gửi quyết định giao lại đất, cho thuê đất, gia hạn sử dụng đất, trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính khu đất đến văn phòng đăng kí đất đai để đăng kí vào hồ sơ địa chính, cập nhật cơ sở dữ liệu đất đai và trình cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận QSDĐ.
Việc thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai trong khu công nghệ cao được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và pháp luật về đất đai.
Đối với khu công nghệ cao đã được thành lập và đã được UBND cấp tỉnh quyết định giao đất trước ngày 01/7/2014 thì việc quản lý, sử dụng đất thực hiện theo quy định sau đây:
– Ban quản lý khu công nghệ cao có trách nhiệm thực hiện quản lí đất trong khu công nghệ cao, được tiếp tục thực hiện quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
– Ban quản lý khu công nghệ cao được quyết định mức thu tiền thuê đất nhưng giá đất để tính tiền thuê đất không được thấp hơn giá đất trong bảng giá do UBND cấp tỉnh quy định, quyết định mức miễn, giảm tiền thuê đất theo từng dự án phù hợp với quy định của Chính phủ.