Đất tái định cư là gì? 2023

Đất tái định cư là đất do Nhà nước cấp để bồi thường cho người dân bị thu hồi đất, giúp họ nhanh chóng ổn định cuộc sống. Không phải trường hợp nào bị thu hồi đất cũng được cấp đất tái định cư mà chỉ những đối tượng thỏa mãn điều kiện nhất định theo pháp luật.

Hiện nay, quy định về mua đất tái định cư đang là vấn đề khiến nhiều người quan tâm và còn nhiều e ngại. Vậy đất tái định cư là gì?, điều kiện nào để được cấp đất tái định cư?,…Sau đây, Luật LVN Group xin cung cấp cho Quý độc giả những thông tin cơ bản về đất tái định cư thông qua bài viết dưới đây.

Đất tái định cư là gì?

Đất tái định cư là đất do Nhà nước cấp để bồi thường cho người dân bị thu hồi đất, giúp họ nhanh chóng ổn định cuộc sống.

Hiện nay, tuy chưa có khái niệm cụ thể về tái định cư nhưng căn cứ vào thực tiễn đời sống, có thể thấy tái định cư là một biện pháp do Nhà nước thực hiện nhằm giúp đỡ, đền bù cho người dân để ổn định cuộc sống khi Nhà nước thu hồi đất. Trong đó, Nhà nước sẽ hỗ trợ tái định cư cho người dân thông qua việc di dân vào khu tái định cư, hỗ trợ về nhà ở và đất đai,…

Lưu ý: Không phải trường hợp nào bị thu hồi đất cũng được cấp đất tái định cư mà chỉ những đối tượng thỏa mãn điều kiện tại Điều 6 Nghị định 47/2014/NĐ-CP mới được nhận hỗ trợ này.

Điều kiện để được đền bù đất tái định cư khi nhà nước thu hồi đất

Sau khi tìm hiểu “đất tái định cư là gì?”, một câu hỏi được đặt ra là liệu tất cả các hộ dân có đất bị thu hồi đều sẽ được đền bù đất tái định cư hay không? Câu trả lời là không. Các hộ gia đình, người dân sẽ được đền bù đất tái định cư trong trường hợp Nhà nước thu hồi đất khi đáp ứng các điều kiện sau:

– Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ở, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất tại Việt Nam khi Nhà nước thu hồi đất ở mà có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

– Trường hợp trong hộ gia đình trên mà trong hộ có nhiều thế hệ, nhiều cặp vợ chồng cùng chung sống trên một thửa đất ở thu hồi nếu đủ điều kiện để tách thành từng hộ gia đình riêng theo quy định của pháp luật về cư trú hoặc có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một thửa đất ở thu hồi thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quỹ đất ở, nhà ở tái định cư và tình thực tế tại địa phương quyết định mức đất ở, nhà ở tái định cư cho từng hộ gia đình.

– Trường hợp thu hồi hết đất ở hoặc phần phần diện tích đất ở còn lại sau thu hồi không đủ điều kiện để ở theo quy định của UBND tỉnh;

– Không còn đất ở, nhà ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất thu hồi

Diện tích đất ở tái định cư được xác định như thế nào?

Khi được bồi thường bằng đất tái định cư, theo quy định tại Điều 27 Nghị định 47/2014/NĐ-CP thì người dân sẽ được bồi thường một suất tái định cư tối thiểu.

+Trường hợp bồi thường bằng đất ở thì diện tích đất ở tái định cư không nhỏ hơn diện tích tối thiểu được phép tách thửa tại địa phương.

+Trường hợp bồi thường bằng nhà ở thì diện tích nhà ở tái định cư không nhỏ hơn diện tích căn hộ tối thiểu theo quy định của pháp luật về nhà ở.

+Trường hợp địa phương không có quỹ đất thì người dân sẽ được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi (do UBND cấp tỉnh quyết định) tại thời điểm quyết định thu hồi đất.

Lưu ý: Nếu phần đất mà hộ người dân được bố trí tái định cư có giá trị lớn hơn so với phần đất ở trước kia bị thu hồi, thì họ sẽ phải nộp khoản tiền chênh lệch về giá giữa hai phần đất cũ và đất mới đang ở hiện tại.

Đất tái định cư có được tách sổ đỏ không?

Đất tái định cư là đất do nhà nước cấp để hồi thường thu hồi đất và hỗ trợ người dân bị thu hồi đất ổn định cuộc sống. Vì vậy về mặt pháp lý người được cấp đất tái định cư là đất ở có đủ quyền sở hữu.

Do đó đất tái định cư đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì về bán chất người có quyền sử dụng đất hợp pháp này hoàn toàn có các quyền như các loại đất ở thông thường khách. Vì vậy loại đất tái định cư có thể được tách sổ đỏ nếu nó đảm bảo các quy định về điều kiện tách sổ đỏ theo quy định của pháp luật: diện tích tối thiểu, có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, làm thủ tục xin tách sổ đỏ…

Đối với trường hợp đất tái định cư chưa có sổ đỏ có thể có các loại giấy tờ sau:

– Biên bản họp xét TĐC cho các hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi.

– Biên bản bốc thăm nền TĐC.

– Biên bản bàn giao nền TĐC ngoài thực địa.

– Quyết định về việc giao nền TĐC.

Tuy nhiên, các loại giấy tờ này không thể là cứ để đất tái định cư chưa có sổ đỏ thì không thể tách sổ được mà chỉ khi người được cấp đất TĐC này được cấp Giấy CNQSDĐ mới có thể làm thủ tục sang, mua bán chuyển nhượng hay tách sổ đỏ, thế chấp.

Đất tái định cư có bán được không?

Về nguyên tắc: Đất chưa có GCN QSDĐ thì không đủ điều kiện để chuyển nhượng, việc chuyển nhượng giấy tay sau ngày 1/7/2004 sẽ không được nhà nước công nhận.

Theo thực tế: người được hưởng suất tái định cư vẫn chuyển nhượng bằng hình thức làm hợp đồng ủy quyền( có nghĩa là ủy quyền cho người mua đất toàn quyền sử dụng, làm sổ, cấp sổ nhà, xây dựng, chuyển nhượng…). Khi có hợp đồng ủy quyền thì coi như người đó có toàn quyền sử dụng. Tuy nhiên, cho đến khi nhà nước thực hiện việc cấp GCN QSDD cho lô đất đó thì người ủy quyền lại không được quyền đứng tên trên GCN QSDĐ.

Xung quanh bài viết đất tái định cư là gì?, Quý độc giả còn những quan tâm, thắc mắc chưa được giải đáp, có thể liên hệ tới chúng tôi theo số 1900.0191.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com