Theo quy định tại một số trường hợp được quy định cụ thể chi tiết như bệnh nặng,… là một số trường hợp đặc biệt mà cơ quan công chứng có thể cử công chứng viên đến tận nhà để ký.
Hiện nay việc công chứng giấy tờ, hợp đồng,.. là một trong những nhu cầu phổ biến và được thực hiện một cách thường xuyên. Chính vì thế, không thiếu những trường hợp phát sinh khiến người đi làm thủ tục công chứng muốn được công chứng tại nhà của mình. Vậy dịch vụ công chứng tại nhà có an toàn không? Những điều lưu ý khi công chứng tại nhà?
Dịch vụ công chứng tại nhà có an toàn không?
Căn cứ theo quy định của pháp luật Công chứng hiện nay, cơ quan công chứng phải thực hiện chế độ làm việc theo giờ hành chính của các cơ quan nhà nước, việc ký công chứng phải được thực hiện tại trụ sở cơ quan công chứng hay còn được gọi là văn phòng công chứng.
Tuy nhiên, theo quy định tại một số trường hợp được quy định cụ thể chi tiết như bệnh nặng,… là một số trường hợp đặc biệt mà cơ quan công chứng có thể cử công chứng viên đến tận nhà để ký.
Quy định cụ thể tại Điều 44 Luật Công chứng năm 2014 như sau:
Điều 44. Địa điểm công chứng
1. Việc công chứng phải được thực hiện tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Việc công chứng có thể được thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng trong trường hợp người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được, người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.
Ví dụ về quy định về quy định chi tiết về việc công chứng tại nhà:
Quy định tại Điều 639 Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:
Điều 639. Di chúc do công chứng viên lập tại chỗ ở
1. Người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng viên tới chỗ ở của mình để lập di chúc.
2. Thủ tục lập di chúc tại chỗ ở được tiến hành như thủ tục lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng theo quy định tại Điều 636 của Bộ luật này.
Theo đó, quy định tại Điều 636 Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:
Điều 636. Thủ tục lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã
Việc lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã phải tuân theo thủ tục sau đây:
1. Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố. Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã ký vào bản di chúc.
2. Trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng.
Như vậy, việc công chứng phải được thực hiện tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng. Tuy nhiên có một số trường hợp việc công chứng có thể thực hiện ngoài trụ sở (người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được, người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác).
Những điều cần lưu ý khi công chứng tại nhà
Qua nội dung ở phần trên đã giải thích được vấn đề dịch vụ công chứng tại nhà có an toàn không? do đó nếu công chứng tại nhà thì cần có một số lưu ý sau đây:
Thứ nhất: Công chứng viên phải chứng kiến việc ký văn bản
Quy định là vậy nhưng thực tế hiện nay, khi công chứng tại nhà, không hiếm trường hợp công chứng viên không phải là người chứng kiến việc ký, điểm chỉ trong văn bản công chứng, thường là thư ký công chứng viên – người mang hồ sơ cho khách hàng ký và chứng kiến việc ký, điểm chỉ này.
Thứ hai: Không bắt buộc điểm chỉ
Việc điểm chỉ được thay thế việc ký trong trường hợp người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch không ký được do khuyết tật hoặc không biết ký. Khi điểm chỉ, người yêu cầu công chứng, người phiên dịch sử dụng ngón trỏ phải. Nếu không điểm chỉ được bằng ngón trỏ phải thì điểm chỉ bằng ngón trỏ trái. Trường hợp không thể điểm chỉ bằng hai ngón trỏ đó thì điểm chỉ bằng ngón khác, ghi rõ việc điểm chỉ bằng ngón nào, của bàn tay nào.
Việc điểm chỉ cũng có thể thực hiện đồng thời với việc ký trong các trường hợp sau:
– Công chứng di chúc;
– Người yêu cầu công chứng đề nghị;
– Công chứng viên thấy cần thiết để bảo vệ quyền lợi cho người yêu cầu công chứng.
Vì vậy, việc điểm chỉ là không bắt buộc, song đa phần các công chứng viên đều đề nghị người yêu cầu công chứng thực hiện đồng thời việc ký và điểm chỉ vào văn bản công chứng.
Như vậy, dịch vụ công chứng tại nhà có an toàn không? câu trả lời là rất an toàn nếu đáp ứng được các điều kiện có thể tiến hành công chứng tại nhà và làm theo các quy trình chúng tôi đã nêu ra ở trên. Nhưng nếu không phải các trường hợp được phép thực hiện công chứng tại nhà thì dịch vụ công chứng tại nhà sẽ không được an toàn.