Với những cá nhân có nhu cầu xác lập quan hệ con nuôi và cha mẹ nuôi về mặt pháp luật, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận, thì cha mẹ nuôi phải thực hiện thủ tục nhận nuôi con nuôi với cơ quan có thẩm quyền.
Thủ tục nhận nuôi con nuôi không phải là một thủ tục quá phức tạp tuy nhiên các chủ thể cần có những hiểu biết về điều kiện nhận con nuôi và trình tự thủ tục thực hiện để thủ tục này được diễn ra dễ dàng hơn. Nhằm hiểu rõ hơn về vấn đề thủ tục nhận con nuôi thực hiện như thế nào? Các điều kiện nhận nuôi con nuôinhư thế nào? Thẩm quyền đăng ký nuôi con nuôi? Quý khách hàng tham khảo nội dung chúng tôi chia sẻ dưới đây.
Quy định của pháp luật về nuôi con nuôi
Hiện nay, vấn đề nuôi con nuôi được nhà nước luật hóa thông qua Luật nuôi con nuôi ban hành ngày 17 tháng 06 năm 2010 có hiệu lực từ 01 tháng 01 năm 2011. Theo đó, nuôi con nuôi là việc xác lập mối quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi.
Nuôi con nuôi nhằm mục đích xác lập quy định cha – mẹ – con lâu dài và bền vững vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình.
Theo điều 4 luật nuôi con nuôi 2010 quy định về các nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi như sau:
“1. Khi giải quyết việc nuôi con nuôi, cần tôn trọng quyền của trẻ em được sống trong môi trường gia đình gốc.
2. Việc nuôi con nuôi phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người được nhận làm con nuôi và người nhận con nuôi, tự nguyện, bình đẳng, không phân biệt nam nữ, không trái pháp luật và đạo đức xã hội.
3. Chỉ cho làm con nuôi người ở nước ngoài khi không thể tìm được gia đình thay thế ở trong nước.”
Bên cạnh những nguyên tắc giải quyết nhận nuôi con nuôi thì quý vị cần phải biết đến thứ tự ưu tiên lựa chọn gia đình thay thế cho trẻ. Thứ tự lựa chọn gia đình thay thế được pháp luật quy định như sau:
– Cha dượng, mẹ kế, cô dì, chú, bác, cậu ruột của người được nhận làm con nuôi;
– Công dân Việt Nam thường trú trong nước
– Công dân Việt Nam định cư nước ngoài
– Người nước ngoài thường trú tại nước ngoài
Nếu như có nhiều người cùng hàng ưu tiên xin nhận một người làm con nuôi thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết sẽ xem xét, giải quyết cho người có điều kiện nuôi dưỡng, giáo dục tốt nhất. Để hiểu rõ hơn về nhận nuôi con nuôi, quý vị cần phải nắm rõ các điều kiện nhận nuôi con nuôi.
Điều kiện nhận con nuôi?
Điều kiện nhận con nuôi phải đáp ứng được các điều kiện về người nhận nuôi con nuôi, điều kiện về người được nhận nuôi cụ thể như sau:
– Về điều kiện người được nhận làm con nuôi:
+ Người được nhận nuôi là trẻ em dưới 16 tuổi.
+ Người được nhận nuôi nếu từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phải thuộc các trường hợp là: người này được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi, người này được cô dì, cậu, chú, bác, ruột nhận làm con nuôi.
+ Một người chỉ được nhận làm con nuôi của một người, hoặc của cả hai vợ chồng.
+ Các trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được nhà nước khuyến khích các chủ thể nhận nuôi.
– Về điều kiện của người nhận nuôi con nuôi:
+ Người nhận nuôi phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
+ Người nhận nuôi phải lớn hơn con từ 20 tuổi trở lên.
+ Người nhận nuôi phải có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, nơi ở đảm bảo được việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục cho con.
+ Người nhận nuôi phải có tư cách đạo đức tốt.
+ Đối với trường hợp cha dượng, mẹ kế nhận con riêng của chồng hoặc vợ làm con nuôi, hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu ruột làm con nuôi thì không phải đáp ứng điều kiện cách con 20 tuổi.
– Ngoài ra pháp luật còn quy định về những trường hợp người không được nhận con nuôi như sau:
+ Người đang bị hạn chế quyền cha mẹ đối với con chưa thành niên.
+ Người đang chấp hành hình phạt tù.
+ Người đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh.
+ Người chưa được xóa án tích về các tội cố ý xâm cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thanh niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
Hồ sơ nhận con nuôi
Khi xác định đã có đủ các điều kiện nhận con nuôi, người nhận con nuôi chuẩn bị hồ sơ nhận con nuôi bao gồm những giấy tờ như sau:
– Người có nhu cầu nhận con nuôi chuẩn bị những tài liệu sau:
+ Đơn xin nhận con nuôi.
+ Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu.
+ Phiếu lý lịch tư pháp.
+ Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
+ Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp.
+ Văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do Ủy ban nhân nhân xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp.
– Hồ của người được giới thiệu làm con nuôi:
+ Giấy khai sinh của người được nhận nuôi.
+ Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp.
+ Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng được chụp trong vòng sáu tháng.
+ Biên bản xác nhận của Ủy ban nhân dân, Công an xã phát hiện trẻ bị bỏ rơi, Giấy chứng tử của cha, mẹ đẻ, hoặc quyết định Tòa án tuyên bố cha mẹ đẻ chết với trẻ mồ côi, quyết định của Tòa án tuyên bố cha, mẹ đẻ mất tích, văn bản quyết định của Tòa án tuyên bố cha, mẹ mất năng lực hành vi dân sự
+ Quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng trẻ em.
Thủ tục nhận cháu ruột làm con nuôi
Luật nuôi con nuôi năm 2010 cho phép cô, dì, chú, bác, cậu ruột nhận cháu làm con nuôi. Khi đáp ứng đủ các điều kiện nhận con nuôi thì thủ tục nhận cháu ruột làm con nuôi được thực hiện theo trình tự như sau:
– Nộp hồ sơ và thời gian giải quyết
Sau khi chuẩn bị hồ sơ như chúng tôi đã nêu trên người nhận con nuôi sẽ thực hiện nộp hồ sơ đến cơ quan thẩm quyền cụ thể:
+ Người nhận con nuôi phải nộp hồ tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú hoặc nơi người nhận con nuôi thường trú.
+ Trường hợp cha dượng hoặc mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi; cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người nhận con nuôi hoặc của người được nhận làm con nuôi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi.
+ Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi chưa được chuyển vào cơ sở nuôi dưỡng, thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi lập biên bản xác nhận tình trạng trẻ em bị bỏ rơi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi.
+ Với trường hợp trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng, thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có trụ sở của cơ sở nuôi dưỡng thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi.
– Sau khi đã tiếp nhận hồ sơ cơ quan có thẩm quyền phải có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, tiến hành xong việc lập ý kiến của những người liên quan. Việc lấy ý kiến phải được lập thành văn bản có xác nhận bằng chữ ký, điểm chỉ của người liên quan.
– Khi xét thấy có đủ các điều kiện về việc nhận con nuôi cơ quan có thẩm quyền sẽ ghi vào Sổ đăng ký nuôi con nuôi và thực hiện trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho các bên.
Trên đây là bài viết về điều kiện nhận con nuôi theo quy định mới 2023 Quý khách hàng còn gặp phải những khó khăn hay vướng mắc hãy liên hệ với chúng tôi Luật LVN Group 1900.0191 để được giải đáp cụ thể nhất.