Giáo trình Quốc phòng An ninh 2023

Giáo trình Quốc phòng An ninh do Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an nghiên cứu, biên soạn bộ sách Giáo trình Giáo dục quốc phòng – an ninh dùng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng gồm hai tập.

Lời giới thiệu Giáo trình Quốc phòng An ninh

Môn học Giáo dục quốc phòng – an ninh đã đƣợc xác định trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước và gần đây nhất Bộ Chính trị đã có Chỉ thị số 12-CT/TW ngày 03-5-2007 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục quốc phòng, an ninh trong tình hình mới, Chính phủ cũng có Nghị định số 116/2007/NĐ-CP ngày 10-7-2007 về Giáo dục quốc phòng – an ninh.

Quán triệt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về công tác giáo dục quốc phòng, an ninh nhằm đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu của mục tiêu giáo dục và thực tiễn, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an nghiên cứu, biên soạn bộ sách Giáo trình Giáo dục quốc phòng – an ninh dùng cho sinh viên các truờng đại học, cao đẳng gồm hai tập.

Bộ sách này đã được Hội đồng thẩm định liên Bộ Giáo dục và Đào tạo – Bộ Quốc phòng – Bộ Công an nghiệm thu. Nội dung sách đã cập nhật đƣợc những vấn đề mới, phù hợp với chương trình mới ban hành, Quyết định số 81/2007/QĐ-BGDĐT ngày 24-12-2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Nhà xuất bản Giáo dục tổ chức xuất bản và giới thiệu bộ sách Giáo trình Giáo dục quốc phòng an ninh với bạn đọc. Hi vọng bộ sách này sẽ giúp ích được nhiều cho giảng viên, sinh viên và nhà trường trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng, an ninh toàn dân. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song khó tránh khỏi những sơ suất nhất định. Chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các đồng chí giảng viên, cán bộ chỉ đạo để bộ sách ngày càng hoàn thiện. Các ý kiến đóng góp xin gửi về Nhà xuất bản Giáo dục 81 trần Hưng Đạo, Hà Nội. Xin chân thành cảm ơn.

Thông tin tập thể tác giả giáo trình Quốc phòng An ninh

Giáo trình Quốc phòng An ninh do Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an nghiên cứu, biên soạn bộ sách Giáo trình Giáo dục quốc phòng – an ninh dùng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng gồm hai tập.

Tác giả gồm có Nguyễn Mạnh Hưởng, Trần Đăng Thanh, Đào Huy Hiệp, Đỗ Xuân Tảo, Vũ Quang Tạo, Nguyễn Trọng Xuân, Lưu Ngọc Khải, Nguyễn Từ Vượng, Hoàng Khắc Thông, Lê Đại Nghĩa, Lê Doãn Thuật, Nguyễn Hoàng Minh, Tạ Ngọc Vãng

Chịu trách nhiệm về nội dung Vụ Giáo dục Quốc phòng – Bộ Giáo dục và Đào tạo

Biên tập nội dung Phạm Vĩnh Thông, Lê Doãn Thuật

Mục lục giáo trình Quốc phòng An ninh

Môn học GDQP-AN trình độ đại học, cao đẳng ban hành theo Quyết định số: 81/2007/QĐ-BGDĐT ngày 24 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chương trình được xây dựng trên cơ sở phát triển trình độ các cấp học dưới, bảo đảm liên thông, logic ; mỗi học phần là những khối kiến thức tương đối độc lập, tiện cho sinh viên tích luỹ trong quá trình học tập.

Kết cấu chương trình gồm ba phần chính:

Phần 1: Mục tiêu, thời gian, thời điểm thực hiện.

Phần 2: Tóm tắt nội dung các học phần và chƣơng trình.

Học phần I: Đường lối quân sự của Đảng, 45 tiết.

Học phần II: Công tác quốc phòng, an ninh, 45 tiết.

Học phần III: Quân sự chung, 45 tiết.

Học phần IV: Chiến thuật và kĩ thuật bắn súng tiểu liên AK, 30 tiết.

Sinh viên đại học học 4 học phần, 165 tiết ; sinh viên cao đẳng học 3 học phần (I,II,III), 135 tiết.

Phần 3: Tổ chức thực hiện chương trình ; phương pháp dạy, học và đánh giá kết quả học tập

Danh mục tài liệu tham khảo trong giáo trình quốc phòng an ninh

– Chỉ thị 12-CT/TW ngày 03/5/2007 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Giáo dục quốc phòng, an ninh trong tình hình mới.

– Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, IX, X; Nghị quyết Trung ương 8/Khóa IX, NXB Chính trị Quốc gia.

– Hiến pháp nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001); Luật Quốc phòng, 2005; Luật Biên giới Quốc gia, 2003; Luật Giáo dục 2005 ; Luật Nghĩa vụ quân sự năm 1981 (sửa đổi, bổ sung năm 1990, 1994, 2005).

– Pháp lệnh động viên công nghiệp quốc phòng, 2003; Nghị định 219/CP ngày 28/12/1961 của Hội đồng Chính phủ (nay là CP); Nghị định Giáo dục quốc phòng – an ninh số 116/2007/NĐ-CP ngày 10/7/2007.

– Các văn bản hiện hành về giáo dục quốc phòng – an ninh cho học sinh, sinh viên, NXB QĐND, 2005.

– Đặng Vũ Hoạt, Hà Thị Đức – Lý luận dạy học đại học, NXBĐHQG Hà Nội, 2005.

– Bộ Quốc phòng, Nghệ thuật đánh giặc giữ nƣớc của dân tộc Việt Nam, 1990.

– Giáo trình Lịch sử quân sự, NXB QĐND, Hà Nội, 1997.

– Bộ Quốc phòng, Trung tâm Từ điển bách khoa quân sự, Từ điển bách khoa quân sự Việt Nam, NXB QĐND, 2004.

– Một số vấn đề “Diễn biến hoà bình” và chống “Diễn biến hoà bình” ở nước ta, NXB CTQG, 1994.

– Cuộc đọ sức giữa hai chế độ xã hội, NXB CTQG, H, 1994.

– Phạm Quang Định “Diễn biến hoà bình” và cuộc đấu tranh chống “Diễn biến hoà bình” ở Việt Nam, NXB QĐND, H, 2005.

– Hỏi và đáp “Diễn biến hoà bình và đấu tranh chống diễn biến hoà bình”, NXB QĐND, H, 2005.

– Bộ Tổng tham mưu, Từ điển Thuật ngữ quân sự, NXB QĐND, H, 2007.

– Tạp chí QPTD, Công nghệ quân sự thế kỉ 20 và xu hướng phát triển đầu thế kỉ 21, 9/2000.

– Tạp chí Khoa học quân sự, Phòng thủ dân sự trong phòng chống vũ khí công nghệ cao, 7/2003.

– Tạp chí Khoa học quân sự, Một số biện pháp phòng chống tiến công đường không bằng vũ khí công nghệ cao, 4/2004.

– Học viện Quốc phòng, Khoa Chiến lược, Tài liệu nghiên cứu, tham khảo về phòng tránh, đánh trả.

– Một số văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện pháp lệnh động viên công nghiệp, BTTM 2006.

– Hướng dẫn một số nội dung về công tác động viên Quân đội và động viên công nghiệp, BTTM 2005, 2006.

– Bộ Tổng tham mưu, Công tác động viên Quân đội, NXB QĐND, H, 2001.

– Bộ Tổng tham mưu, Một số văn bản Quy phạm pháp luật hiện hành về luật NVQS, pháp lệnh về lực lượng DBĐV, NXB QĐND, H, 2003.

– Đảng Cộng sản Việt Nam, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, NXBST, H, 1991.

– Lênin, Toàn tập, tập 17, về Thái độ của đảng công nhân đối với tôn giáo, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1979.

– Phan Xuân Sơn, Lưu Văn Quảng (đồng chủ biên), Những vấn đề cơ bản về chính sách dân tộc ở nước ta hiện nay, NXB CTQG, H, 2006.

– Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quốc phòng Việt Nam (Sách trắng Quốc phòng Việt Nam), NXBTG, H, 2004.

– Bộ Luật Hình sự, 1999; Luật về An ninh quốc gia, 2004; Luật Công an nhân dân, 2005; Bộ Luật tố tụng hình sự , 2003; Luật phòng chống ma tuý, 2003 ; Luật phòng chống mại dâm, 2003 ; Luật Thanh niên, 2001.

– Giáo trình Những vấn đề cơ bản trong phòng, chống tội phạm về ma tuý, Học viện CSND, 2005.

– Giáo trình Tổ chức phòng, chống nghiện ma tuý, Học viện CSND, 2002.

– Các loại ma tuý thường gặp, NXB CAND, 2001.

– Giáo trình Quản lí nhà nước về ANTT, 2007, Học viện CSND.

– Những vấn đề cơ bản trong công tác bảo vệ ANQG, giữ gìn trật tự, an, năm 2006.

– Chỉ thị số 18/2000/CT-TTg ngày 21 tháng 9 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác dân vận.

– Giáo trình tội phạm học – Trường Đại học tổng hợp Hà Nội, 1995.

– Mại dâm, ma tuý, cờ bạc, tội phạm thời hiện đại – GS.TS Nguyễn Xuân Yêm cùng tập thể tác giả – NXB CAND, 2003.

– Nghị quyết 05; 06 của chính phủ về đấu tranh phòng chống tệ nạn mại dâm và tệ nạn ma tuý, 1993.

– Nghị quyết 87/CP năm 1995 về đấu tranh phòng chống một số loại tệ nạn xã hội nguy hiểm.

– Nghị quyết 09/CP của Chính phủ về Tăng cường công tác đấu tranh chống tội phạm trong tình hình mới; Quyết định 138 của Chính phủ về Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm.

Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc

Nội dung Bài 14 sẽ giúp chúng ta hiểu được về công tác vận động quần chúng nhân dân cũng như thấy rõ hơn về vai trò của quần chúng nhân dân trong công tác bảo vệ an ninh trật tự. Từ đó mỗi chúng ta có ý thức tự giác, tích cực tham gia vào phong trào toàn dân bảo vệ an ninh – trật tự, phòng ngừa đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật. Đồng thời Nhận thức được vai trò của quần chúng nhân dân trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội ; các hình thức, biện pháp tổ chức vận động nhân dân tham gia phong trào bảo vệ an ninh trật tự ở địa bàn cơ sở…

1. Nhận thức chung về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc

a) Quan điển về quần chúng nhân dân và vai trò của quần chúng nhân dân trong bảo vệ an ninh Tổ quốc

b) Nhận thức về phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ

2. Nội dung, phương pháp xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc

a) Nội dung cơ bản của công tác xây dựng phòng trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc

b) Phương pháp xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc

3. Trách nhiệm của học sinh, sinh viên trong việc tham gia xây dựng phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc .

a) Mọi học sinh, sinh viên phải có nhận thức đúng đắn đầy đủ về trách nhiện công dân đối với công cuộc bảo vệ an ninh – trật tự của Tổ quốc. Đây là một nhiệm vụ quan trọng để giữ gìn cuộc sống bình yên cho nhân dân và làm cơ sở nền tảng cho sự phát triển đất nước.

b) Mỗi học sinh, sinh viên tự giác chấp hành các quy định về đảm bảo an ninh trật tự của nhà trường và của địa phương nơi cư trú

c) Tích cực tham gia vào các phong trào bảo vệ an ninh trật tự của địa phương

d) Luôn luôn nêu cao ý thức cảnh giác, tích cực tham gia hoạt động phòng chống tội phạm ở địa phương, phát hiện những hiện tượng tiêu cực, những hành vi vi phạm pháp luật xẩy ra trong nhà trường và nơi cư trú kịp thời, cung cấp cho cơ quan công an để có biện pháp ngăn chặn và giải quyết

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com