Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam 2023

Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định trong Luật này ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện.

Pháp luật là công cụ quản lý xã hội hữu hiệu nhất, được Nhà nước ban hành đảm bảo thực hiện. Pháp luật bao gồm các quy tắc chung mang tính bắt buộc và được thể hiện thông qua hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật.

Văn bản quy phạm pháp luật là gì?

Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định trong Luật này ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện.

Vậy văn bản quy phạm pháp luật là gì? Căn cứ theo điều 2 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 thì văn bản pháp luật được định nghĩa như sau:

“ Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này.

Văn bản có chứa quy phạm pháp luật nhưng được ban hành không đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật.”

Như vậy, văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật là gì?

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật được hiểu là toàn bộ các văn bản pháp luật được nhà nước ban hành theo trình tự và thủ tục nhất định, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và dung để quản lý nhà nước vầ điểu chỉnh các mối quan hệ xã hội.

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật bao gồm những đặc điểm sau:

+ Hệ thống văn bản pháp luật được ban hành bởi những có quan nhà nước có thẩm quyền

Tại Việt Nam, những cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hệ thống văn bản pháp luật bao gồm các cơ quan Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp. Trong đó mỗi cơ quan sẽ có thẩm quyền ban hành những văn bản pháp luật riêng.

Ví dụ: Quốc hội ban hành Hiến pháp và Luật; Chính phủ ban hành; Chính phủ ban hành các nghị định…

+ Hệ thống văn bản pháp luật được ban hành theo những trình tự, thủ tục nhất định

Bất cứ văn bản nào nằm trong hệ thống văn bản pháp luật đều phải được ban hành theo trình tự, thủ tục theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật

+ Hệ thống văn bản pháp luật chứa đựng ý chí của chủ thể

Hệ thống văn bản pháp luật do các cơ quan có thẩm quyền ban hành nên mang ý chí của các cơ quan ban hành.

Ý chí được biểu hiện qua hai hình thức đó là qua các quy phạm pháp luật thì bao gồm cấm, cho phép, bắt buộc hoặc qua những mệnh lệnh của chủ thể là người có thẩm quyền.

+ Hệ thống văn bản pháp luật có tính chất bắt buộc và được đảm bảo thi hành bằng quyền lực nhà nước.

Có thể nói, hệ thống văn bản pháp luật hiện nay là rất nhiều, ngoài ra ngày càng đa dạng về nội dung và hình thức nhằm đáp ứng nhu cầu điều chỉnh các quan hệ xã hội ngày càng phức tạp.

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam bao gồm tất cả các văn bản được quy định tại Điều 4, Văn bản hợp nhất Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 và 2020.

Theo đó, hệ thống văn bản quy phạm phạm pháp luật Việt Nam bao gồm:

“ 1. Hiến pháp.

2. Bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật), nghị quyết của Quốc hội.

3. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

4. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.

5. Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

6. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

7. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

8. Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước.

8a. Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Không ban hành thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

9. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh).

10. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

11. Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.

12. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện).

13. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

14. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).

15. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã”.

Trên đây là nội dung bài viết về Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam. Chúng tôi hi vọng rằng những chia sẻ từ bài viết sẽ hữu ích và giúp quý bạn đọc hiểu rõ được nội dung này.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com