Hộ Kinh Doanh Cá Thể Là Gì? Đặc Điểm Và Khái Niệm Hộ Kinh Doanh Như thế nào? Thủ tục thành lập hộ kinh doanh có khó không? Tất cả các vấn đề này sẽ có câu trả lời qua bài viết sau đây.
Hộ kinh doanh cá thể là gì?
Hộ kinh doanh là chủ thể kinh doanh chiếm số lượng đông đảo trong nền kinh tế nước ta. Hộ kinh doanh do một cá nhân, hộ gia đình, nhóm người thực hiện; hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thương mại. Đây là loại thương nhân thứ hai: thương nhân là cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh
Đặc điểm của hộ kinh doanh cá thể như thế nào?
Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam, hoặc một nhóm người, hoặc một hộ gia đình làm chủ. Đối với hộ kinh doanh do một cá nhân làm chủ, cá nhân đó có toàn quyền quyết định về mọi hoạt động kinh doanh của hộ (như chủ doanh nghiệp tư nhân đối với doanh nghiệp tư nhân). Đối với hộ kinh doanh do một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, mọi hoạt động kinh doanh của hộ do các thành viên trong nhóm hoặc trong hộ quyết định (như các thành viên trong công ty quyết định về mọi hoạt động của công ty). Nhóm người hoặc hộ gia đình cử một người đủ điều kiện là đại diện cho nhóm hoặc cho hộ để tham gia giao dịch với bên ngoài.
– Hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ kinh doanh mang tính nghề nghiệp thường xuyên, nghĩa là hộ kinh doanh hoạt động một cách chuyên nghiệp và thu nhập chính của họ phát sinh từ hoạt động kinh doanh.
– Hộ kinh doanh không phải là doanh nghiệp, cá nhân, nhóm người, hộ gia đình nhân danh mình tham gia vào hoạt động kinh doanh. Mặc dù là chủ thể kinh doanh chuyên nghiệp nhưng hộ kinh doanh không có tư cách của doanh nghiệp, không có con dấu, không được mở chi nhánh, văn phòng đại diện, không được thực hiện các quyền mà doanh nghiệp đang có như hoạt động xuất nhập khẩu hay áp dụng Luật Phá sản khi kinh doanh thua lỗ. Khi tham gia giao dịch, cá nhân hoặc đại diện nhóm người hay đại diện hộ gia đình nhân danh mình mà không nhân danh hộ kinh doanh để thực hiện hoạt động kinh doanh.
– Cá nhân, nhóm người hoặc các thành viên trong hộ chịu trách nhiệm đến cùng về mọi khoản nợ phát sinh từ hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh (trách nhiệm vô hạn). Hay nói cách khác, khi phát sinh các khoản nợ, cá nhân hoặc các thành viên phải chịu trách nhiệm trả hết nợ, không phụ thuộc vào số tài sản kinh doanh hay dân sự mà họ đang có; không phụ thuộc vào việc họ đang thực hiện hay đã chấm dứt thực hiện hoạt động kinh doanh.
Lưu ý: Hộ kinh doanh có sử dụng thường xuyên hơn 10 lao động phải chuyển đổi sang hoạt động theo hình thức doanh nghiệp và khi đó phải tiến hành thành lập doanh nghiệp để đủ điều kiện hoạt động kinh doanh.
Thủ tục thành lập hộ kinh doanh như thế nào?
a. Đăng ký hộ kinh doanh:
– Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ; các hộ gia đình có quyền thành lập hộ kinh doanh. Cá nhân, hộ gia đình chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc.
– Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.
Lưu ý:
+ Kèm theo giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh phải có bản sao giấy chứng minh nhân dân/hộ chiếu/thẻ căn cước của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình và biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.
+ Đối với những ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề, kèm theo các giấy tờ trên phải có bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình (tạm thời theo quy định mới khi nộp hồ sơ, không cần đính kèm tài liệu này)
+ Đối với những ngành, nghề phải có vốn pháp định, kèm theo các giấy tờ trên phải có bản sao hợp lệ văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (tạm thời theo quy định mới khi nộp hồ sơ, không cần đính kèm tài liệu này)
b. Điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh:
Khi thành lập hộ kinh doanh cá thể, khách hàng cần lưu ý điều kiện như sau:
+ Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh
+ Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký đặt đúng quy định
+ Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.
– Thời hạn cấp đăng ký kinh doanh cho hộ kinh doanh: 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
Lưu ý: Hộ kinh doanh có quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh phải có điều kiện.
Thủ tục tạm ngừng kinh doanh hộ kinh doanh
Khi tiến hành thủ tục tạm ngừng kinh doanh, hộ kinh doanh cần thực hiện như sau:
Trường hợp tạm ngừng kinh doanh từ 30 ngày trở lên, hộ kinh doanh thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế trực tiếp quản lý.
Thời hạn thông báo: ít nhất 15 ngày trước khi tạm ngừng kinh doanh.
Thời hạn tạm ngừng kinh doanh ghi trong thông báo không quá 01 năm. Sau khi hết thời hạn đã thông báo, nếu hộ kinh doanh vẫn tiếp tục tạm ngừng kinh doanh thì phải thông báo tiếp cho cơ quan đăng ký kinh doanh. Tổng thời gian tạm ngừng kinh doanh liên tiếp không được quá 02 năm.
Thủ tục chấm dựt hoạt động của hộ kinh doanh
Khi chấm dứt hoạt động kinh doanh, hộ kinh doanh phải nộp lại bản gốc giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký, đồng thời thanh toán đầy đủ các khoản nợ, gồm cả nợ thuế và nghĩa vụ tài chính chưa thực hiện.
Khi có nhu cầu tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ thành lập hộ kinh doanh cá thể, khách hàng vui lòng liên hệ với Bộ phận Doanh nghiệp của Công ty Luật LVN Group theo thông tin sau:
– Yêu cầu dịch vụ: 1900.0191 – 1900.0191
– Yêu cầu dịch vụ ngoài giờ hành chính: 1900.0191
– Điện thoại: 1900.0191 (HN) – 1900.0191 (HCM)
– Email: lienhe@luatlvn.vn