Hộ kinh doanh là một mô hình khá phổ biến tại Việt Nam, do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười người lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.
Hộ kinh doanh là một lực lượng quan trọng của nền kinh tế và có vai trò trong quá trình đổi mới cũng như phát triển đất nước. Hộ kinh doanh cũng không phải là một mô hình quá mới tại nước ta, không những vậy mô hình kinh doanh này cũng được chú trọng để phát triển.
Hộ kinh doanh là gì?
Hộ kinh doanh là một mô hình khá phổ biến tại Việt Nam, do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười người lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.
Đặc biệt đối với những hộ gia đình hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối hay những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh hàng hóa lưu động thì sẽ không phải đăng ký doanh nghiệp, trừ những trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện.
Một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm những phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh và phải thông báo cho cơ quan quản lý thuế cũng như cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành các hoạt động kinh doanh với các địa điểm kinh doanh còn lại. Như vậy, hộ kinh doanh được hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải lựa chọn một địa điểm để đăng ký làm trụ sở chính.
>>>>> Tham khảo bài viết: Thành lập hộ kinh doanh cá thể
Hộ kinh doanh có phải doanh nghiệp không?
Căn cứ quy định tại của Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì doanh nghiệp phải là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh. Dựa vào khái niệm và những đặc điểm của hộ kinh doanh trên đây có thể phần nào thấy được sự khác biệt giữa hộ kinh doanh và doanh nghiệp.
Mặc dù là chủ thể kinh doanh nhưng hộ kinh doanh không có tư cách của doanh nghiệp. Hộ kinh doanh không có con dấu, không được mở chi nhánh, văn phòng đại diện cũng như không được thực hiện các quyền mà doanh nghiệp đang có như việc thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu hay như việc áp dụng Luật phá sản khi kinh doanh thua lỗ. Trong khi đó doanh nghiệp thì được pháp luật quy định rất rõ ràng và chặt chẽ về số vốn, chế độ thuế và dấu tròn doanh nghiệp và được ký kết các hợp đồng kinh tế.
Về nguyên tắc chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm toàn bộ kể cả tài sản không đem vào kinh doanh,chịu trách nhiệm toàn bộ khoản nợ. Trong khi đó doanh nghiệp chịu trách nhiệm hữu hạn tương ứng với khoản vốn điều lệ đăng ký, nếu kinh doanh thô lỗ thì chịu sự chi phối của Luật phá sản.
Theo đó, hộ kinh doanh không phải là một chủ thể pháp lý. Các thành viên là cá nhân tham gia hộ kinh doanh đó mới được coi là chủ thể pháp lý. Hộ kinh doanh chỉ là cách gọi chung cho những nhóm cá nhân kinh doanh với trách nhiệm vô hạn.
Trên đây, Luật LVN Group đã đưa tới cho Quý khách hàng những thông tin cần thiết liên quan tới câu hỏi hộ kinh doanh có phải doanh nghiệp không? Đây là một câu hỏi mà nhiều người thắc mắc khi mà hộ kinh doanh là một mô hình ngày càng phổ biến tại nước ta, đặc biệt khi vấn đề này cũng được quy định tại Luật Doanh nghiệp. Với những thông tin cơ bản trên đây chúng tôi hy vọng đã đem tới cho Quý khách hàng lời giải đáp hợp lý nhất.
Trường hợp có bất cứ thắc mắc nào liên quan tới chủ đề này, Quý khách hàng đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ và giải đáp một cách nhanh chóng nhất.
>>>>> Tham khảo thêm bài viết: Thành lập Doanh nghiệp